Nhật Bản đệ nhất kỳ thủ - Bản Nhân Phường Shusaku
- Oda Nobunaga - Từ Gã Khùng Đến Anh Hùng Chinh Phục Thiên Hạ
- Michael Ballack - Hoàng Đế Không Ngai Nước Đức
Bản Nhân Phường Shusaku |
Shukasu (6/6/1829-3/9/1862), tên thật là Torajiro Kuwahara, sinh tại đảo Inno, ngày nay là thành phố Innnoshima của Nhật Bản. trong một gia đình vốn không có truyền thống cờ vây. Vào năm 4 tuổi, ông bắt đầu học cờ vây từ mẹ, bà Kame Kuwahara, một người rất đam mê bộ môn trí tuệ này nhưng đánh rất kém.
Ngay từ nhỏ, cậu bé Torajiro đã bộc lộ tài năng thiên phú về cờ vây. Chỉ mới 6 tuổi và mặc dù không được đào tạo bài bản, cậu đã có thể đánh ngang tay với kỳ thủ nổi tiếng của đảo Inno vào thời điểm đó là Hashimoto Yoshibei.
Nhanh chóng, tên tuổi của cậu bé thần đồng được lan truyền đi khắp vùng và đến tai của lãnh chúa Asano, cai quản vùng Mihara (bao gồm cả Inno). Ông đã cho vời Torajiro vào đấu cờ với mình. Sau khi đấu xong, ông liền giao Torajiro cho kỳ thủ mạnh nhất vùng và cũng là thầy dạy cờ của ông, đại sư Hoshin dạy dỗ. Tiến bộ thần tốc, chỉ 1 năm sau, Torajiro đã đánh thắng người thầy của mình trong một ván cờ không chấp.
Năm 1837, Ito Showa, 1 trong những kỳ thủ mạnh nhất thời điểm bấy giờ đã viếng thăm Inno và đấu cờ với Torajiro. Ấn tượng với khả năng cậu bé, ông đã giới thiệu cậu lên học tại học viện Honinbo tại Edo, học viện cờ vây nổi tiếng nhất Nhật Bản thời điểm đó.
Cậu bé tỏ rõ tài năng vượt trội so với các bạn học cùng trang lứa. Trong 1 lần xem cậu bé đánh cờ, đệ nhất kỳ thủ Nhật Bản thời ấy, kỳ nhân Jowa đã phải thốt lên ,“Đây là tài năng cờ Vây kiệt xuất nhất trong suốt 150 năm qua!”.Vào năm 1841, Bản Nhân Phường Shuwa cũng đặt cho Torajiro một cái tên mới là Shusaku, nghĩa là “tài năng nghệ thuật”.
Shusaku đã thăng tiến một cách nhanh chóng. Mới 14 tuổi, cậu đã được phong 4 đẳng và là kì thủ 4 đẳng trẻ nhất trong suốt mấy chục năm qua. Cùng năm, cậu đã sáng tạo ra phong cách khai cuộc Shusaku, phong cách khai cuộc nổi tiếng thịnh hành trong suốt hơn 100 năm mà ngày nay vẫn có rất nhiều người yêu thích.
Năm 1846, Shusaku đã đấu 3 ván cờ với Gennan Inseki 8 đẳng, 1 kỳ thủ hàng đầu khác của Nhật Bản. Trong đó ván đấu thứ 2 đã trở thành ván cờ huyền thoại của lịch sử cờ vây, ván cờ vành tai đỏ. Trong ván đấu này, Shusaku đã đặt quân vào một điểm mà chẳng liên quan gì tới cục diện cờ khi ấy. Không ai hiểu cái gì đang xảy ra nhưng lạ thay, càng đánh, nước cờ kì lạ ấy càng phát huy tác dụng và nó trở thành điểm mấu chốt để Shusaku thắng ván cờ. Nước đi ấy trở thành nước đi nổi tiếng nhất làng cờ Vây, nước đi thần thánh.
Ngay từ nhỏ, cậu bé Torajiro đã bộc lộ tài năng thiên phú về cờ vây. Chỉ mới 6 tuổi và mặc dù không được đào tạo bài bản, cậu đã có thể đánh ngang tay với kỳ thủ nổi tiếng của đảo Inno vào thời điểm đó là Hashimoto Yoshibei.
Nhanh chóng, tên tuổi của cậu bé thần đồng được lan truyền đi khắp vùng và đến tai của lãnh chúa Asano, cai quản vùng Mihara (bao gồm cả Inno). Ông đã cho vời Torajiro vào đấu cờ với mình. Sau khi đấu xong, ông liền giao Torajiro cho kỳ thủ mạnh nhất vùng và cũng là thầy dạy cờ của ông, đại sư Hoshin dạy dỗ. Tiến bộ thần tốc, chỉ 1 năm sau, Torajiro đã đánh thắng người thầy của mình trong một ván cờ không chấp.
Năm 1837, Ito Showa, 1 trong những kỳ thủ mạnh nhất thời điểm bấy giờ đã viếng thăm Inno và đấu cờ với Torajiro. Ấn tượng với khả năng cậu bé, ông đã giới thiệu cậu lên học tại học viện Honinbo tại Edo, học viện cờ vây nổi tiếng nhất Nhật Bản thời điểm đó.
Cậu bé tỏ rõ tài năng vượt trội so với các bạn học cùng trang lứa. Trong 1 lần xem cậu bé đánh cờ, đệ nhất kỳ thủ Nhật Bản thời ấy, kỳ nhân Jowa đã phải thốt lên ,“Đây là tài năng cờ Vây kiệt xuất nhất trong suốt 150 năm qua!”.Vào năm 1841, Bản Nhân Phường Shuwa cũng đặt cho Torajiro một cái tên mới là Shusaku, nghĩa là “tài năng nghệ thuật”.
Shusaku đã thăng tiến một cách nhanh chóng. Mới 14 tuổi, cậu đã được phong 4 đẳng và là kì thủ 4 đẳng trẻ nhất trong suốt mấy chục năm qua. Cùng năm, cậu đã sáng tạo ra phong cách khai cuộc Shusaku, phong cách khai cuộc nổi tiếng thịnh hành trong suốt hơn 100 năm mà ngày nay vẫn có rất nhiều người yêu thích.
Năm 1846, Shusaku đã đấu 3 ván cờ với Gennan Inseki 8 đẳng, 1 kỳ thủ hàng đầu khác của Nhật Bản. Trong đó ván đấu thứ 2 đã trở thành ván cờ huyền thoại của lịch sử cờ vây, ván cờ vành tai đỏ. Trong ván đấu này, Shusaku đã đặt quân vào một điểm mà chẳng liên quan gì tới cục diện cờ khi ấy. Không ai hiểu cái gì đang xảy ra nhưng lạ thay, càng đánh, nước cờ kì lạ ấy càng phát huy tác dụng và nó trở thành điểm mấu chốt để Shusaku thắng ván cờ. Nước đi ấy trở thành nước đi nổi tiếng nhất làng cờ Vây, nước đi thần thánh.
Trận cờ vành tai đỏ |
Năm 1848, Shusaku được chính thức phong là người kế thừa chức vị hiệu trưởng trường Honinbo. Trong giai đoạn này, Shusaku đã lập một kỷ lục vô tiền khoáng hậu mà đến giờ chưa ai phá được. Từ đó đến cuối đời ông không hề để thua bất kỳ ván cờ nào khi cầm quân đen.
Năm 1849, Shusaku bắt đầu tham gia các giải đấu cung đình. Và ông thắng tất thảy 19 trận mà ông tham gia. Đến năm 1853, ông nhận lời thách thức của Ota Yuzo 7 đẳng trong 1 trận đấu kéo dài 30 ván được xem như trận đấu dài nhất trong lịch sử cờ vây. Thực tế thì có 23 ván cờ được diễn ra trong vòng 9 tháng. Tỷ số nghiêng vê Shusaku với 13 thắng, 3 hòa, và 7 thua.
Đầu năm 1862, dịch tả hoành hành ở nước Nhật. Shusaku tham gia vào công tác tình nguyện giúp đỡ các bệnh nhân và không may bị nhiễm bệnh. Ông chết ở tuổi 33 để lại sự tiếc thương vô hạn cho người hâm mộ cờ vây.
Năm 1849, Shusaku bắt đầu tham gia các giải đấu cung đình. Và ông thắng tất thảy 19 trận mà ông tham gia. Đến năm 1853, ông nhận lời thách thức của Ota Yuzo 7 đẳng trong 1 trận đấu kéo dài 30 ván được xem như trận đấu dài nhất trong lịch sử cờ vây. Thực tế thì có 23 ván cờ được diễn ra trong vòng 9 tháng. Tỷ số nghiêng vê Shusaku với 13 thắng, 3 hòa, và 7 thua.
Đầu năm 1862, dịch tả hoành hành ở nước Nhật. Shusaku tham gia vào công tác tình nguyện giúp đỡ các bệnh nhân và không may bị nhiễm bệnh. Ông chết ở tuổi 33 để lại sự tiếc thương vô hạn cho người hâm mộ cờ vây.
Post a Comment