Header Ads

Kính Ngữ Trong Tiếng Nhật

Người Nhật rất lịch sự trong giao tiếp. Tùy theo tình huống giao tiếp mà họ sẽ sử dụng cách nói cho phù hợp. Kính ngữ (敬語 - けいご) là cách nói mà người Nhật thường sử dụng khi người nghe hoặc người được nói tới ở vị trí cao hơn mình ( tuổi tác, địa vị xã hội...) hoặc không thân thiết với mình lắm, ví dụ như mới gặp lần đầu. Có 3 loại kính ngữ, trong đó có thể lịch sự ( động từ thể ます, です ...) thì mọi người đã quá quen thuộc rồi, còn 2 loại khác là tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ sẽ được trình bày trong bài viết này.

I. Tôn kính ngữ

Tôn kính ngữ trong tiếng Nhật viết là 尊敬語 (そんけいご) là cách nói thể hiện sự kính trọng của người nói khi nói đến hành động hoặc trạng thái của người nói hoặc người được nói tới.

1. Danh từ, tính từ, phó từ

Một số danh từ, tính từ, phó từ sẽ được thêm お/ご vào để trở thành tôn kính ngữ. Thông thường, với các từ thuần Nhật, ta sẽ thêm お, còn các từ xuất phát từ Trung Quốc thì sẽ thêm ご.

Ví dụ về từ thêm お:
  • Danh từ: お茶 (おちゃ), お酒 (おさけ), お国 (おくに), お米 (おこめ) ...
  • Tính từ: お暇 (おひま), お忙しい (おいそがしい), お早い (おはやい), お若い (おわかい)...
Ví dụ về từ thêm ご:
  • Danh từ: ご意見 (ごいけん), ご説明 (ごせつめい), ご旅行 (ごりょこう), ご紹介 (ごしょうかい)...
  • Tính từ:  ご熱心 (ごねっしん), ご親切 (ごしんせつ), ご不満 (ごふまん), ご満足 (ごまんぞく)...
1 số ngoại lệ: お電話 (おでんわ), お仕事 (おしごと), お部屋 (おへや), お時間 (おじかん), お元気 (おげんき)...

2. Động từ thể bị động

Ta có thể dùng động từ bị động làm động từ tôn kính.

Ví dụ:
  • 田中さんは9時に来られます。Anh Tanaka sẽ đến vào lúc 9h.
  • 山田さんはお酒をやめられました。Anh Yamada đã bỏ rượu.
  • 社長(しゃちょう)は帰られましたか。 Giám đốc đã về chưa?

3. Động từ tôn kính ngữ đặc biệt

Một số động từ vốn dĩ bản thân nó mang hàm ý tôn kính. Khi sử dụng những động từ này sẽ có hàm ý tôn kính cao hơn so với khi dùng động từ thể bị động. Bên dưới liệt kê những động từ tôn kính ngữ đặc biệt thông dụng:
  • いらっしゃいます : ở, có, đi, đến ( tôn kính ngữ của いる, 来る, 行く).
  • 召(め)し上(あ)がります: ăn, uống (tôn kính ngữ của 食べる, 飲む).
  • おっしゃいます: nói (tôn kính ngữ của 言う).
  • なさいます : làm (tôn kính ngữ của する).
  • ご覧(らん)になります: xem (tôn kính ngữ của 見る).
  • ご存(ぞん)じです: biết (tôn kính ngữ của 知っている).
Ví dụ:
  • 山田先生は教室(きょうしつ)にいらっしゃいます。Thầy Yamada đang ở lớp học.
  • 部長(ぶちょう)はもうご飯を召し上がりました。Trưởng phòng đã ăn cơm rồi.
  • 明日木村さんはテニスをなさいます。Ngày mai anh Kimura sẽ chơi tennis.

4.お + động từ thể ます (bỏ ます) + なります

Ta không dùng cách nói này với các động từ 1 âm tiết (như 寝る (ねる), 見る (みる), ...), các động từ nhóm 3, và các động từ có các động từ tôn kính ngữ đặc biệt tương đương. Cách nói này có hàm ý tôn kính ngữ cao hơn thể bị động và ngang với khi sử dụng động từ tôn kính ngữ đặc biệt.

Ví dụ:

  • 先生はもうお帰りになりました。Thầy/ cô đã về rồi.
  • いつ山田さんにお会いになりましたか。Bạn đã gặp anh Yamada vào lúc nào?
  • 田中さんは新しいバソコンをお買いになりました。Anh Tanaka đã mua máy tính mới.

II. Khiêm nhường ngữ

Khiêm nhường ngữ là cách nói hạ mình mà người nói dùng để nói về hành vi của bản thân mình để thể hiện sự kính trọng đối với người nghe hoặc người được nói tới.

1. Động từ khiêm nhường ngữ đặc biệt

Một số động từ vốn tự bản thân nó đã mang hàm ý khiêm nhường. Bên dưới là liệt kê những động từ khiêm nhường ngữ đặc biệt thông dụng.
  • 参(まい)ります : đi, đến (khiêm nhường ngữ của 行く, 来る)
  • おります : ở, có (khiêm nhường ngữ của いる) 
  • いただきます : ăn, uống, nhận (khiêm nhường ngữ của 食べる, 飲む, もらう)
  • 申(もう)します : nói (khiêm nhường ngữ của 言う)
  • いたします : làm (khiêm nhường ngữ của する)
  • 拝見(はいけん)します : xem (khiêm nhường ngữ của 見る)
  • 存(ぞん)じます : biết (khiêm nhường ngữ của 知る)
  • 伺(うかが)います : hỏi, nghe, đến thăm (khiêm nhường ngữ của 聞く,行く)
  • お目(め)にかかります : gặp (khiêm nhường ngữ của 会う)
Ví dụ:
  • 田中さんは日本から参ります。Anh Tanaka đến từ Nhật bản.
  • 私は山田と申します。Tôi tên là Yamada.
  • 社長(しゃちょう)の奥(おく)さんの写真(しゃしん)を拝見しました。Tôi đã xem ảnh vợ của giám đốc.
  • 教室(きょうしつ)におります : Tôi đang ở phòng học.

2.お/ご + động từ thể ます (bỏ ます) + します/いたします

Cách nói này không áp dụng cho các động từ 1 âm tiết và các động từ có các động từ khiêm nhường ngữ tương đương. Với các động từ thuần Nhật, ta sẽ thêm お phía trước (thông thường là các động từ nhóm 1 và nhóm 2), và với các động từ xuất xứ từ Trung Quốc, ta thêm ご phía trước (thông thường là các động từ nhóm 3). Thêm nữa, cách nói này chỉ dùng khi có đối tượng tiếp nhận hành vi (ngoài người nói ra).

Ví dụ:
  • またご連絡(れんらく)します。Ngày mai tôi sẽ liên lạc lại.
  • お持(も)ちしましょうか。Tôi mang giúp anh/ chị nhé?
  • 車でお送りします。Tôi sẽ chở bạn bằng xe hơi.
  • 会議(かいぎ)の内容(ないよう)をご説明(せつめい)します。Tôi sẽ giải thích nội dung của cuộc họp.
Lưu ý: một số động từ thuộc nhóm 3 nhưng lại thêm お đằng trước như お電話する, お約束(やくそく)する...

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.