Cyrus Đại Đế - Người Tự Xưng Vua Của Các Vị Vua
Cyrus Đại Đế (khoảng 600 TCN –530 TCN) là vị hoàng đế vĩ đại của đế quốc Ba Tư . Dưới triều đại ông, đế quốc Ba Tư chiếm được tất cả những nền văn minh trước đây của vùng Cận Đông cổ đại, bành trướng đáng kể và cuối cùng đã chinh phạt phần lớn vùng Tây Nam Á và nhiều phần đất của vùng Trung Á, thậm chí những phần đất của châu Âu và vùng Kavkaz. Từ bờ biển Địa Trung Hải và biển Hellespont ở phía Tây cho tới sông Ấn ở phía Đông, Cyrus đã gầy dựng nên một đế quốc rộng lớn nhất mà trước đây, không có đế quốc nào bì kịp trên thế giới.
Chúng ta biết rất ít nói về tuổi trẻ của Cyrus, vì phần lớn tư liệu về thời này đã bị mất. Nhà sử học Herodotos có viết về huyền thoại về sự ra đời của Cyrus, như sau: trong khoảng thời gian Cyrus chào đời, vua Astyages đã được báo mộng rằng cháu ngoại mình - đứa bé Cyrus sẽ chiếm đoạt ngai vàng. Tỉnh giấc, vua Astyages hạ lệnh cho bắt giết đứa bé. Tuy nhiên, một viên tướng Media đã không giết Cyrus, mà giao đứa bé cho một người chăn cừu. Khi Hoàng tử Cyrus lên 10 tuổi, việc này mới bị vua Astyages phát giác, nhưng vì có đức tính tốt nên ông được về ở với mẹ trong sự đày ải.
Với tư cách là vị vua sáng lập của Đế quốc Hakhamanishian, Kourosh Đại đế có tham vọng làm chủ bờ biển Địa Trung Hải và cả Tiểu Á. Điều này khiến các cường quốc thế giới thời đó là Lydia do vua Kroisos trị vì, Đế quốc Tân Babylon do vua Nabonidus trị vì và Đế quốc Ai Cập do Pharaon Amasis II trị vì đều lo sợ, nên đã thành lập liên minh với thành bang Sparta của Hy Lạp với ý đồ cản trở thế lực của Đế quốc Ba Tư đang trên đà lớn mạnh nhưng không có kết quả gì.
Chinh phạt về phía Tây
Sau những chiến thắng ở phía Đông, Hoàng đế Cyrus Đại đế chuyển tầm nhìn của mình về phía Tây: Vào năm 547 TCN, ông phát động chiến dịch phạt Đế quốc Lydia. Kết quả là ông toàn thắng, và sát nhập Lydia vào lãnh thổ Ba Tư. Theo Herodotus thì ông trọng vọng vua Lydia cuối cùng là Kroisos, cụ thể hơn là phong Kroisos làm cố vấn, nhưng ghi nhận này mâu thuẫn với Biên niên sử Nabonidus , theo đó ông thẳng tay giết chết cựu vương Kroisos. Với chiến thắng của ông trong cuộc chinh phạt nước Lydia, ông trở nên cực kỳ giàu có chẳng kém gì vua Kroisos (cho đến ngày nay, người ta vẫn thường nói "Giàu như vua Kroisos"). Ông trở thành bá chủ của phần lớn châu Á.
Năm 539 TCN ông xâm lược Babylonia, do Vương triều Chaldea cai trị. Công cuộc chinh phạt xứ Babylon là cuộc chinh phạt danh tiếng nhất của ông, được ghi nhận chi tiết trong Kinh Thánh, chữ hình nêm Babylon và các tác phẩm của Herodotos hay Xenophon. Ngày 12 tháng 10 năm 539 TCN Cyrus Đại đế "không đổ một giọt máu" sát nhập Babylonia vào Ba Tư, giam giữ vua Nabo-naid và xưng "Vua của Babylonia, Vua của Sumer và Akkad, vua của 4 phương trên Trái Đất", tức là vua của các vị vua.
Ít lâu sau đó ông kiểm soát toàn bộ bán đảo Ả Rập và vùng đất Levant. Dù Cyrus Đại Đế không đánh Ai Cập, năm 553 TCN tất cả các miền đất vùng biên giới Ai Cập đều rơi vào tay vua Ba Tư. Tuy nhiên, trong tác phẩm "Cyropaedia", nhà sử học Xenophon cho hay ông đã tiến hành chinh phạt xứ Ai Cập. Đây là chiến công cuối cùng của ông, và sau đó ông rút về kinh đô, trị vì đất nước thái bình thịnh trị. Bấy giờ, Đế quốc của Hoàng đế Cyrus Đại Đế có bốn kinh đô là Babylon, Ecbatana, Pasargadae và Susa.
Cho đến ngày nay, nhiều người cho rằng ông vĩ đại hơn cả vua Alexander Đại đế, xét về những thành tựu của ông. Trên thực tế, bản thân thiên tài quân sự xứ Macedonia này cũng vô cùng mến mộ và thán phục Hoàng đế Cyrus Đại Đế - vị vua vĩ đại đã thống nhất hai dân tộc Media và Ba Tư: Ngay từ khi còn trẻ, vua Alexander Đại Đế đã đọc tác phẩm "Cyropaedia" của nhà sử học Xenophon, trong đó thể hiện chí khí hào hùng của ông khi đánh trận và khi trị quốc, đồng thời thể hiện tài năng làm vua và nhà lập pháp của ông. Từ đó vua Alexander Đại Đế ngưỡng mộ ông, và trong chuyến viếng thăm đến cố đô Pasargadae, vị vua xứ Macedonia đã tỏ lòng hết sức kính trọng ông, qua việc truyền lệnh cho Aristobulus trang hoàng cái phòng bên trong lăng tẩm của ông.
Cyrus đại đế - Vua Của Các Vị Vua |
Tuổi trẻ
Cyrus II (Đại đế) là con trai của vua Cambyses I của vương triều Achaemene. Mẹ ông, Mandane của Media, là con gái của vua Media là Astyages.Chúng ta biết rất ít nói về tuổi trẻ của Cyrus, vì phần lớn tư liệu về thời này đã bị mất. Nhà sử học Herodotos có viết về huyền thoại về sự ra đời của Cyrus, như sau: trong khoảng thời gian Cyrus chào đời, vua Astyages đã được báo mộng rằng cháu ngoại mình - đứa bé Cyrus sẽ chiếm đoạt ngai vàng. Tỉnh giấc, vua Astyages hạ lệnh cho bắt giết đứa bé. Tuy nhiên, một viên tướng Media đã không giết Cyrus, mà giao đứa bé cho một người chăn cừu. Khi Hoàng tử Cyrus lên 10 tuổi, việc này mới bị vua Astyages phát giác, nhưng vì có đức tính tốt nên ông được về ở với mẹ trong sự đày ải.
Khởi nghĩa thắng lợi chống Mada
Vào năm 559 TCN, vua Cambyses I qua đời. Vua Cyrus II kế ngôi ở Anshan với cương vị là vua chư hầu của Media. Ông đóng đô ở Pasargadae ở tỉnh Pars, là trung tâm của bộc lạc Pasargadae, nơi Vương triều Achaemenes dấy lên năm xưa. Trong các năm 554 TCN và 550 TCN, vua Cyrus II phát động khởi nghĩa chống triều đình Media, và lời tiên tri trong giấc mộng của vua Astyages đã trở thành hiện thực - khi vua Cyrus Đại Đế ca khúc khải hoàn tiến vào kinh đô Media là Ecbatana (Hamadan ngày nay) và lật đổ vương triều Media. Ông trở thành vị vua mới của người Media. Ông thống nhất tộc người Ba Tư với người Media, và Đế quốc Achaemenes - đế quốc rộng lớn nhất thời cổ đại - được kiến lập. Do đối xử tàn nhẫn đối với dân tộc Ba Tư, Đế quốc Media đã sụp đổ và lại chịu sự thống trị của Đế quốc Ba Tư. Sau thời vua Cyrus Đại Đế, họ có làm loạn nhưng đều thất bại. Về phần mình, sau chiến thắng, nhà vua giữ cựu vương Astyages trong Triều đình Ba Tư, mà không làm tổn hại gì đến ông ta..Xây dựng Đế quốc Achaemenes hùng mạnh
Cyrus Đại đế có danh ngôn: “ Đa dạng trong bàn bạc, thống nhất trong mệnh lệnh. ”Với tư cách là vị vua sáng lập của Đế quốc Hakhamanishian, Kourosh Đại đế có tham vọng làm chủ bờ biển Địa Trung Hải và cả Tiểu Á. Điều này khiến các cường quốc thế giới thời đó là Lydia do vua Kroisos trị vì, Đế quốc Tân Babylon do vua Nabonidus trị vì và Đế quốc Ai Cập do Pharaon Amasis II trị vì đều lo sợ, nên đã thành lập liên minh với thành bang Sparta của Hy Lạp với ý đồ cản trở thế lực của Đế quốc Ba Tư đang trên đà lớn mạnh nhưng không có kết quả gì.
Lãnh thổ đế quốc dưới sự cại trị của Cyrus đại đế |
Chinh phạt về phía Đông
Cyrus Đại đế đã chiếm được Hyrcania, Parthava và Armenia - những tỉnh của Đế chế Mada trước kia. Ông còn tiến xa về phía Đông và sát nhập Drangiana, Arachosia,Margiana và Đại Hạ và lãnh thổ của mình. Sau khi thu phục người Đại Hạ, ông tiến đánh người Sacae (Scythia).
Cyrus Đại đế đã chiếm được Hyrcania, Parthava và Armenia - những tỉnh của Đế chế Mada trước kia. Ông còn tiến xa về phía Đông và sát nhập Drangiana, Arachosia,Margiana và Đại Hạ và lãnh thổ của mình. Sau khi thu phục người Đại Hạ, ông tiến đánh người Sacae (Scythia).
Theo như nhà sử học Ctesias thì ông bắt sống được vua Amorges của người Sacae. Trước tình cảnh đó, Nữ vương Sparethra xây dựng một đội quân gồm 30 vạn trai tráng và 20 vạn phụ nữ Sacae, và tiến đánh vua Cyrus Đại Đế để trả thù cho chồng mình. Ông kéo quân ra đánh, bị thất bại thảm hại và Nữ vương Sparethra bắt sống được biết bao tù binh, trong số đó có cả những chiến tướng lỗi lạc nhất của Đế quốc Ba Tư, anh vợ ông là Parmyses cùng với ba người con trai. Tuy nhiên, vị Nữ vương cao thượng đã trả tự do cho những tù binh này, và vua Cyrus Đại Đế cũng trả tự do cho chồng bà là vua Amorges. Ông và vua Amorges từ đó trở thành một đôi bạn thân thiết.
Sau khi vượt sông Oxus, ông tiến về sông Jaxartes. Tại đây, ông xây dựng những thành phòng ngự để bảo vệ miền đất xa nhất của đế quốc trước các cuộc tấn công của những bộ lạc ở Trung Á, như người Scythia. Chúng ta không biết rõ vùng đất tận cùng của đế quốc Ba Tư thời Cyrus Đại đế là nơi nào, có lẽ là Peshawar ở Pakistan.
Sau khi vượt sông Oxus, ông tiến về sông Jaxartes. Tại đây, ông xây dựng những thành phòng ngự để bảo vệ miền đất xa nhất của đế quốc trước các cuộc tấn công của những bộ lạc ở Trung Á, như người Scythia. Chúng ta không biết rõ vùng đất tận cùng của đế quốc Ba Tư thời Cyrus Đại đế là nơi nào, có lẽ là Peshawar ở Pakistan.
Chinh phạt về phía Tây
Sau những chiến thắng ở phía Đông, Hoàng đế Cyrus Đại đế chuyển tầm nhìn của mình về phía Tây: Vào năm 547 TCN, ông phát động chiến dịch phạt Đế quốc Lydia. Kết quả là ông toàn thắng, và sát nhập Lydia vào lãnh thổ Ba Tư. Theo Herodotus thì ông trọng vọng vua Lydia cuối cùng là Kroisos, cụ thể hơn là phong Kroisos làm cố vấn, nhưng ghi nhận này mâu thuẫn với Biên niên sử Nabonidus , theo đó ông thẳng tay giết chết cựu vương Kroisos. Với chiến thắng của ông trong cuộc chinh phạt nước Lydia, ông trở nên cực kỳ giàu có chẳng kém gì vua Kroisos (cho đến ngày nay, người ta vẫn thường nói "Giàu như vua Kroisos"). Ông trở thành bá chủ của phần lớn châu Á.
Năm 539 TCN ông xâm lược Babylonia, do Vương triều Chaldea cai trị. Công cuộc chinh phạt xứ Babylon là cuộc chinh phạt danh tiếng nhất của ông, được ghi nhận chi tiết trong Kinh Thánh, chữ hình nêm Babylon và các tác phẩm của Herodotos hay Xenophon. Ngày 12 tháng 10 năm 539 TCN Cyrus Đại đế "không đổ một giọt máu" sát nhập Babylonia vào Ba Tư, giam giữ vua Nabo-naid và xưng "Vua của Babylonia, Vua của Sumer và Akkad, vua của 4 phương trên Trái Đất", tức là vua của các vị vua.
Ít lâu sau đó ông kiểm soát toàn bộ bán đảo Ả Rập và vùng đất Levant. Dù Cyrus Đại Đế không đánh Ai Cập, năm 553 TCN tất cả các miền đất vùng biên giới Ai Cập đều rơi vào tay vua Ba Tư. Tuy nhiên, trong tác phẩm "Cyropaedia", nhà sử học Xenophon cho hay ông đã tiến hành chinh phạt xứ Ai Cập. Đây là chiến công cuối cùng của ông, và sau đó ông rút về kinh đô, trị vì đất nước thái bình thịnh trị. Bấy giờ, Đế quốc của Hoàng đế Cyrus Đại Đế có bốn kinh đô là Babylon, Ecbatana, Pasargadae và Susa.
Qua đời
Theo hiểu biết của người đương thời thì sau khi chinh phạt nước Babylon, ông đã trở thành Hoàng đế của hầu hết châu Á. Tài liệu cổ xứ Babylonia ghi rằng Hoàng đế Cyrus Đại Đế đã qua đời ngày 4 tháng 12 năm 530 TCN. Dù vậy, theo Herodotus, ông qua đời gần biển Aral vào ngày tháng 7/8 năm 529 TCN. Nhà sử học Xenophon cho rằng ông qua đời bình yên, nhưng phần lớn các nhà sử học cổ cho rằng, ông tử trận trong một cuộc chinh phạt ở biên giới phía Đông Bắc hoặc là phía Đông. Nguyên nhân cái chết của nhà chinh phạt kiệt xuất này là một bí ẩn của lịch sử.Lăng mộ hoàng đế Cyrus |
Di sản
Cyrus Đại đế là một nhà chinh phạt tài ba, một quân nhân tuyệt vời, và là người sáng lập một đế quốc rộng lớn chưa từng thấy. Sau này, các tác gia Cicero và Scipio Africanus đã thể hiện sự hâm mộ đối với những chiến công hiển hách của ông. Tuy nhiên, với Trụ Cyrus và một loạt văn bản của người Do Thái, cộng thêm những bài viết của Xenophon, ông được ca tụng như một người giải phóng hơn là một ông hoàng chinh phạt. Nhà vua được đề cập đến 22 lần trong kinh Cựu Ước, nơi ông được tôn vinh vô điều kiện. Việc đề cập này bắt đầu sau khi ông giải phóng người Do Thái khỏi Babylon và cho hơn 40.000 người Do Thái trở về quê hương.Cho đến ngày nay, nhiều người cho rằng ông vĩ đại hơn cả vua Alexander Đại đế, xét về những thành tựu của ông. Trên thực tế, bản thân thiên tài quân sự xứ Macedonia này cũng vô cùng mến mộ và thán phục Hoàng đế Cyrus Đại Đế - vị vua vĩ đại đã thống nhất hai dân tộc Media và Ba Tư: Ngay từ khi còn trẻ, vua Alexander Đại Đế đã đọc tác phẩm "Cyropaedia" của nhà sử học Xenophon, trong đó thể hiện chí khí hào hùng của ông khi đánh trận và khi trị quốc, đồng thời thể hiện tài năng làm vua và nhà lập pháp của ông. Từ đó vua Alexander Đại Đế ngưỡng mộ ông, và trong chuyến viếng thăm đến cố đô Pasargadae, vị vua xứ Macedonia đã tỏ lòng hết sức kính trọng ông, qua việc truyền lệnh cho Aristobulus trang hoàng cái phòng bên trong lăng tẩm của ông.
.
Trả lờiXóa