Kỳ tiên Hồ Vinh Hoa - Ngôi sao sáng nhất trong lịch sử cờ tướng
Đã là dân mê cờ tướng, không ai không biết và không ai không mơ có một ngày được diện kiến Hồ Vinh Hoa (Trung Quốc).
Tên quốc tế của Hồ Vinh Hoa là Hu Rong Hua. Ông sinh năm 1945 tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ông là con thứ hai trong gia đình năm anh chị em, có bố là tiểu thương, mẹ làm công nhân dệt. Hồ Vinh Hoa bắt đầu làm quen với cờ tướng từ năm 8 tuổi, và bảy năm sau trở thành kỳ thủ trẻ tuổi nhất Trung Quốc đoạt chức vô địch quốc gia. “Gia tài” của Hồ Vinh Hoa không chỉ là đoạt hàng loạt danh hiệu vô địch mà còn đào tạo nên hàng trăm học trò giỏi, nghiên cứu các thế cờ hay, các nước đi độc để viết thành sách. Những tập sách của ông như Song hành xa, Phản cung mã... được xem là tài liệu gối đầu giường cho dân chơi cờ tướng chuyên nghiệp.
Thế mà vào năm 1960, “vua cờ” của Trung Quốc lại thuộc về một cậu bé mới 15 tuổi, có tên là Hồ Vinh Hoa. Khỏi phải nói, đó thật sự là một sự kiện làm náo động làng cờ Trung Quốc năm ấy. Người ta kể rằng các cao thủ cờ tướng Trung Quốc đã muốn “nổi điên” vì chuyện này. Vì vậy, tất cả đều ôn luyện ngày đêm để “trị” cái cậu bé họ Hồ ấy. Nhưng “mãnh hổ” đã không sợ “quần hồ”! Hồ Vinh Hoa vẫn đứng vững ở ngôi số 1 cờ tướng Trung Quốc mười năm liền, và đã được xưng tặng biệt hiệu “Thập liên bá” (bá chủ mười năm liên tiếp).
Sau đó, làng cờ tướng Trung Quốc tạm ngưng hoạt động một thời gian khá dài. Mãi đến đầu thập niên 1980 mới hoạt động trở lại, và Hồ Vinh Hoa tiếp tục vô địch thêm bốn lần nữa vào các năm 1983, 1985, 1997 và năm 2000. 14 lần vô địch Trung Quốc là một kỳ tích đến giờ chưa ai chạm đến được, và ông có vô số mỹ hiệu như “Hồ tư lệnh”, “Phượng hoàng tái sinh”, “Thiên niên trường thanh thọ”...
Để ghi nhận công trạng của ông, năm 2001 tại Thượng Hải đã thành lập một trường dạy cờ mang tên “Hồ Vinh Hoa tượng kỳ học viện” và mời ông làm viện trưởng.
Nhưng tại Giải vô địch cờ tướng châu Á đang diễn ra ở Vũng Tàu, ông chỉ có mặt với tư cách là phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Cờ tướng châu Á. Sự có mặt của ông là sự kiện đặc biệt đối với làng cờ tướng VN. Ai cũng muốn trò chuyện, bắt tay với nhân vật mà làng cờ tướng gọi là hàng vài trăm năm mới có một người.
Có thơ rằng:
Bách niên giai lão
Anh hùng bối xuất
Cá trung giảo giảo
Yêu số Vinh Hoa
-Tạ Hiệp Tốn-
Năm 1960, trong giải cá nhân toàn quốc, khi ấy Hồ Vinh Hoa mới chỉ 15 tuổi, đã trấn áp quần hùng, lần đầu tiên ngồi lên tòa bảo điện, thật sự là kỳ tích.
Từ năm 1960 đến năm 1979, Hồ Vinh Hoa 10 lần liên tục giành chức quán quân, và được xưng tụng mỹ hiệu “thập liên bá”, thật sự là kỳ tích.
Trong 3 giải vô địch toàn quốc từ năm 1980 đến năm 1982, Hồ thân bại danh liệt nơi Lạc sơn, không ít người cho rằng, thời kỳ đỉnh cao của Hồ đã qua đi. Có lẽ muốn đoạt chức vô địch một lần nữa thật khó. Vậy mà, Hồ gượng dậy rất nhanh. Năm 1983 và 1985, Hồ lại thêm hai lần vô địch toàn quốc, thật sự là kỳ tích.
Sự ảo diệu trong thành công của Hồ nằm ở đâu? Kỳ tích vì sao xuất hiện ở nơi Hồ? 30 năm trở lại đây, bao nhiêu người đã tìm hiểu, nghiên cứu, để từ đó đưa ra câu trả lời chính xác. Có người nói rằng bởi “Hồ là thần đồng", có người nói bởi “Hồ là siêu thiên tài”, cũng có người nói “Hồ biết xe pháo mã, trước khi biết tới một, hai, ba, bốn, năm”. Sự thật là như thế nào? Có lẽ, mở ra chiếc cặp nhỏ ngày Hồ còn đi học, bạn sẽ biết được, nguồn căn của sự huyền diệu nằm ở nơi đâu.
Hồ Vinh Hoa sinh ra trong một gia đình công nhân, trên cậu có 1 chị gái, phía dưới còn có 3 người em. Bố cậu vì bệnh tật nên mất đi khả năng lao động, cả nhà đều do một vai mẹ cậu gánh vác, cuộc sống vô cùng vất vả.
Hồ Vinh Hoa vô cùng yêu thích cờ tướng, thường tìm bạn bè đồng trang lứa chơi một vài ván. Có khi lên cơn “nghiện” cờ, muốn tìm người chơi cùng, nhưng không có bộ cờ nào, lúc ấy cậu mong muốn có một bộ cờ biết bao.
Nhưng Hồ Vinh Hoa biết, cuộc sống gia đình cậu vốn đã quá khó khăn, và cậu cũng không có thói quen xin tiền người lớn. Không có quân cờ thì tự mình làm, cậu kiếm được một tấm bìa cứng, thế là ngày hôm ấy cậu hý hoáy ngồi cắt quân cờ. Rồi viết lên đó nào là “xe pháo mã” “tướng sỹ tượng”, dù cậu đã cố gắng cắt cẩn thận, quân cờ vẫn méo xiên méo xệch, nhưng với cậu mà nói, như thế đã là quá tốt rồi. Mỗi quân cờ đều đọng trong đó bao tâm huyết của cậu, sự sáng tạo của cậu, trút vào đấy tình yêu cờ tướng vô hạn của một con tim thơ ấu.
Hồ Vinh Hoa thời niên thiếu, chỉ là có đầy đủ sự thông minh, lanh lợi của một đứa trẻ, cậu tuyệt đối không phải là “thần đồng”, cũng không phải là “siêu thiên tài”, lại càng không phải là “trước biết xe pháo mã, sau biết một, hai, ba, bốn, năm”. Đứa trẻ nào khi bi bô tập nói chẳng tập gọi tên bố, mẹ, rồi tập đếm. Nên nói là trong một số cao thủ, Hồ Vinh Hoa là một người tiếp xúc với cờ tướng tương đối muộn. Có người nói là 7,8 tuổi, có người nói là mười tuổi trở đi, cho dù là bản thân Hồ cũng không nói chính xác, cậu chỉ nhớ là khi học tiểu học mới tiếp xúc với cờ. Điều đó so với kỳ thủ tiếp xúc với cờ từ khi 4 tuổi đã chậm đi 5, 6 năm.
32 quân cờ giấy ấy, đã thai nghén nên “nhất đại kỳ vương”. Sự ảo diệu trong thành công của Hồ Vinh Hoa cũng chính là bắt đầu từ 32 quân cờ giấy đó.
Những đồ vật trong cặp học sinh tiểu học rất đơn giản, chỉ là vài quyển sách, vài quyển vở bài tập, thêm vào đó là một hộp bút chì, nhưng thông thường các cậu con trai thường thích nhét cặp mình căng phồng, đó không là tri thức văn hóa, mà thường là những thứ đồ chơi yêu thích. Vài khẩu súng đồ chơi, những cỗ bài tú lơ khơ, hay bất cứ vật gì các cậu có thể chơi được. Nhưng cặp sách của Hồ Vinh Hoa lại không ‘căng phồng” như vậy. Ngoài sách vở, chỉ có bộ cờ giấy kia. Cậu đi tới đâu cũng mang nó đi theo, mỗi ngày sau khi tan trường, hoặc vào những ngày nghỉ, cậu thường nằm dưới các gốc cây hay ngồi nơi ghế đá công viên, tràn đầy hứng thú đối sát với 32 quân cờ. Dần theo thời gian, các quân cờ bị chà sát, nhìn không còn rõ, cậu lại lấy bút tô vẽ lại, rồi quân lại bị chà sát nhìn không rõ và cậu lại tô vẽ lại. Sức cờ của cậu mạnh lên cùng với không biết bao nhiêu lần chà sát và tô vẽ ấy.
Kỳ nghệ của Hồ Vinh Hoa được nâng cao, thì Vinh Hoa lại càng mê mẩn cờ tướng hơn, nhưng lại gặp phải sự phản đối của người mẹ. Mẹ mỗi ngày thấy Vinh Hoa sau khi tan học đều không về nhà, có về nhà cũng ngồi ngơ ngẩn trước bàn cờ, thậm chí lúc nhai cơm cũng nghĩ tới cờ, vì sợ con sao nhãng chuyện học hành, càng sợ con vì nghĩ về cờ mà “tẩu hỏa nhập ma”, thế là bà bèn đem cờ của con đốt đi. Nhưng tình yêu cờ của Vinh Hoa không vì thế mà mất đi, cậu dùng sự thực để “cảm hóa” bà mẹ. Ở trường, bài vở cậu đều học rất tốt, ra bên ngoài cậu không gây chuyện thị phi, dần dần mẹ không còn phản đối cậu chơi cờ.
Khi học tiểu học, Vinh Hoa đã là “kỳ đại vương”, ở trường cậu không có đối thủ. Vậy là, sau mỗi buổi tan trường, cậu thường lân la tới sới cờ xem cao thủ giao đấu, dần dần cậu trở thành chỗ quen biết với chủ sới. Một lần nọ, sới chỉ có một người chơi, nhất thời không tìm được đối thủ, sới chủ bèn gọi Vinh Hoa lại và nói: “Cậu tới chơi đi, nếu có thua cũng không phải trả tiền sới đâu?”. Nghe vậy, cậu liền ngồi vào chơi, điều làm cho mọi người không ngờ tới là cậu thắng liền mấy ván. Người tới sới xem cờ, chơi cờ ngày càng đông, nhiều người chẳng xem cậu vào đâu, nhưng luân phiên đánh với cậu đều không thắng được. Chiều ấy, chỉ trong hơn 1 giờ cậu đã thắng liền 12 ván. Chủ sới mừng ra mặt, bèn bảo cậu hãy thường xuyên lui tới chơi cờ. Mục đích là dùng cậu nhằm lôi kéo khách, cũng từ đó nhờ cậu lôi khách mà sới làm ăn phát đạt trong một thời gian. Cũng chính nơi sới cờ này, cậu quen được Trần thúc thúc, chính Trần là người đã dẫn Vinh Hoa tới gặp Đậu Quốc Trụ.
Hơn 20 năm trước đất Dương châu nổi tiếng với “Dương châu tam kiệt”, kế tục “Dương châu tam kiếm khách”, Đậu Quốc Trụ chính là một trong ba kiếm khách ấy, ngoài cờ tướng, Đậu lão cũng rất am hiểu cờ vây, vì vậy còn có danh “song thương tướng”, cuối những năm 30, Đậu lão từng vân du tới Quảng đông, từng bất phân thắng bại trong 6 ván với “cửu tỉnh kỳ vương” Hoàng Tùng Hiên. Vinh Hoa đã ngưỡng mộ Đậu lão từ lâu.
Nhưng khi cậu tới nhà, gặp lúc Đậu lão đang ngủ, cậu không dám đánh thức, cũng không muốn quay về, bèn đứng bên ngoài, nhẫn nại chờ đợi.
Thời gian chầm chậm trôi đi, một giờ, rồi hai giờ… Vinh Hoa cứ đứng chờ, đến nỗi hai chân tê cứng, nhưng Đậu lão vẫn chưa tỉnh giấc. Nhưng Vinh Hoa không nản lòng, cậu thầm nghĩ: “nếu không được giao thủ với Đậu lão, nhất quyết mình không trở về”. Cậu cứ chờ, chờ mãi, cuối cùng Đậu lão cũng tỉnh giấc, khi Đậu lão hỏi cậu tới đây có việc gì, chính sự thành tâm hiếu học của Vinh Hoa đã làm Đậu lão cảm động. Lão kiếm khách sinh thời không dễ đánh cờ cùng người khác, huống hồ lại là một đứa trẻ. Nhưng Vinh Hoa dù nhỏ tuổi vậy, con tim lại thành tâm đến vậy, bởi vậy Đậu lão phá lệ, đánh cờ cùng cậu.
Một danh thủ thân mang tuyệt kỹ, một đứa trẻ thành tâm cầu học, một già một trẻ ngồi chơi cờ cùng nhau. Khai cuộc Đậu lão dùng “bình phong mã” đối phó với “Trung pháo bàn đầu mã” của Vinh Hoa. Tiến vào trung cục, Vinh Hoa đẩy mạnh thế công, lúc này Đậu lão cảm thấy đứa trẻ này thật không dễ đối phó, và ông mới thật tâm để ý vào bàn cờ, sau một hồi chém giết, hai bên đã chẳng còn thế công, bắt tay nói hòa. Xong với, Đậu lão cười nói với người ở bên: “kỳ nghệ của thằng bé được lắm, hôm nay ta mới dùng 5 thành công lực mà đứa trẻ này có thể đánh hòa, quả là nhân tài có thể dạy, sau này tất làm nên đại nghiệp”.
Theo dòng thời gian, kỳ nghệ của Vinh Hoa ngày càng nâng cao. Mùa hè năm 1957, Thượng hải tổ chức giải cờ học sinh tiểu học toàn thành, Vinh Hoa đã vượt qua vô số các đứa trẻ khác đoạt ngôi vô địch. Đây chính là lần tham gia giải chính thức lần đầu tiên của cậu. Khi cầm lá cờ gấm và một bộ cờ giải thưởng về nhà, lòng cậu phấn khởi vô cùng.
Năm 1958, Vinh Hoa tốt nghiệp tiểu học và thi đậu vào trung học Ngũ ái, trường vì để bồi dưỡng kỳ nghệ của cậu đã gửi cậu đến lớp cờ của cung thể thao thành phố Thượng hải. Từ đây, cậu bắt đầu danh sư dạy và chỉ điểm một cách có hệ thống.
Lúc này, cờ tướng đã như một dòng sông, lúc nào cũng cuộn chảy trong đầu Hồ Vinh Hoa.
Sự trưởng thành của Hồ Vinh Hoa là do thời thế tạo anh hùng, là do sự dạy dỗ, đùm bọc của rất nhiều các lão kỳ thủ
Thượng hải, cuối những năm 50 đầu những năm 60, là những ngày xuân của kỳ đàn Trung quốc, hoạt động “đả lôi đài” phát triển rất mạnh mẽ, có thể là nói là trước nay chưa từng có. Lúc này, không ít các cao thủ bản địa xuất hiện, mà đến tất cả cao thủ trên toàn quốc cũng thường tụ tập về đây, trở thành điều kiện rất tốt tạo nên bước tiến bộ trong kỳ nghệ của Hồ Vinh Hoa.
Một cao thủ của Thượng hải ngày ấy nhớ lại: “Ngày ấy, Hồ Vinh Hoa dường như ngày nào cũng xem cờ, chơi cờ, như là cá gặp nước. Tiểu Hồ khi ấy có cơ hội giao lưu, học hỏi với các cao thủ từ khắp nơi.
Cùng với con đường kỳ nghệ không ngừng được mở rộng, sự tiếp xúc của Hồ Vinh Hoa với nhân sỹ giới cờ cũng ngày càng mở rộng. Thế là có người bèn giới thiệu Hồ Vinh Hoa tới “Đắc ý trà lầu” chơi cờ.
“Đắc ý lầu” là nơi tập trung biểu diễn của đội cờ biểu diễn Thượng hải. Cao thủ phương xa cũng thường ghé thăm về đây. Dưới sự an bài của người kia, Hồ Vinh Hoa cũng thường tới đây chờ khách tới giao chiến. Một lần, có một danh thủ của Thượng hải, tên gọi Trần Xương Vinh đã chủ động nói với Vinh Hoa: “tôi bồi tiếp cậu một ván”
Ván ấy Hồ Vinh Hoa thắng, tin tức này được lan truyền rất nhanh trong giới cờ Thượng hải. Thông qua ván thắng ấy Vinh Hoa đã mở ra cảnh cửa lớn tiến vào hàng ngũ của cao thủ.
Trong thời gian ấy, có một nhân vật có can hệ rất lớn tới Hồ Vinh Hoa, mà chúng ta không thể không nhắc đến, người ấy chính là Từ Đại Khánh tiên sinh. Từ tiên sinh rất yêu thích và thường hay chỉ dạy Vinh Hoa. Ông cũng thường đưa Vinh Hoa đi “đại thế giới”, “công viên Chuẩn hải”, nơi tụ tập của các cao thủ để chơi cờ. Và trong quãng thời gian đó, Vinh Hoa đã được đánh với các cao thủ như Hà Thuận An, Chu Kiếm Thu, Từ Thiên Lợi, Lý Nghĩa Đình… làm cho kinh nghiệm thực chiến của Vinh Hoa tăng lên không ít.
Về sau không biết trải qua bao lâu, Hồ Vinh Hoa đã gia nhập lớp dạy cờ của cung thể thao Thượng hải. Đồng thời, cậu lại nhận được sự giúp đỡ và chỉ dạy nhiệt tâm của Hà Thuận An, Từ Thiên Lợi, Đồ Cảnh Minh… Làm cho sức cờ của cậu tăng tiến lên không ít.
Năm 1957, Thượng hải tổ chức giải cờ cho học sinh tiểu học, những biểu hiện của Vinh Hoa trong giải này, đã thu hút được sự chú ý của các lão kỳ thủ . Bọn họ nói: “đứa trẻ này chỉ cần chăm chỉ là có thể dạy dỗ, ngày sau tất làm nên đại nghiệp”.
Trong quãng thời gian ấy, Hồ Vinh Hoa thường ngồi đánh và thẩm cờ với Hà Thuận An, và thường đem các thắc mắc của cậu xin Hà lão sư chỉ dạy. Một lần, Vinh Hoa đang đánh cùng Hà lão sư, trong lúc đi cờ, Vinh Hoa đi một nước rất tùy tiện. Khi quân cờ đặt xuống bàn, Vinh Hoa mới phát hiện ra là một nước yếu. Có lẽ Vinh Hoa cho rằng, chỉ là đánh vui, bèn cầm quân cờ lên định đi lại.
Hà lão sư đang cười vui vẻ bỗng thay đổi sắc mặt, ông chỉ ngón tay vào chỗ Vinh Hoa vừa nhấc quân cờ lên và nói: “đặt nó vào chỗ này”. Vinh Hoa biết là Hồ lão sư không cho đi lại cờ, đành đặt quân cờ vào vị trí ban đầu đó.
Hà lão sư lại thay đổi sắc mặt, nhẹ nhàng nói với Hồ Vinh Hoa: “tiểu Hồ à, thua một ván chẳng hề gì, nhưng quân đã đi rồi mà cầm lên đi lại là không thể được. Con phải biết, khi đấu giải có điều quy định, mỗi nước đi trước tiên phải suy nghĩ chắc chắn, đã đi rồi là không được đi lại, nếu cứ đi lại thì đối với chuyện nâng cao kỳ nghệ chỉ có hại không có lợi chút nào”.
Một lời Hà lão sư nói ra làm Vinh Hoa tâm phục khẩu phục. Cậu tin tưởng: “trong lúc đánh cờ, quân đi rồi không được đi lại là một loại tác phong nghiêm ngặt, tất tạo nên trong lúc tập cờ, về sau tư tưởng đi cờ tùy tiện là vạn nhất không thể”.
Từ đó về sau, mỗi lần đánh cờ cùng người khác, Vinh Hoa đều rất chuyên tâm. Trước mỗi nước đi, cậu đều suy nghĩ rất chắc chắn, không dễ dàng đi cờ. Câu không chỉ nghĩ một cách đi, mà là hai ba, thậm chí bốn năm cách đi. Không còn là kiểu đi nước một, mà là sau khi đi một nước, trong đầu cầu đã xuất hiện 5,6 nước về sau, thậm chí là mười mấy nước về sau. Về sau, Vinh Hoa đánh cờ, suy nghĩ chắc chắn, đi quân chính xác một phần là nhờ quãng thời gian này.
Các lão kỳ thủ khi đánh cờ với Vinh Hoa đã đưa ra yêu cầu: “Mỗi lần đánh cờ với ai xong, phải biết ngồi bày lại ván đấu. Một lần, khi bày lại ván đấu được mười mấy nước, lão kỳ thủ nói: “sai rồi, nước vừa rồi sai rồi, rõ ràng là cậu không chuyên tâm trong lúc chơi cờ. Chỉ khi nào cậu bày lại ván đấu không sai nước nào, mới có thể thẩm cờ, tài năng kỳ nghệ mới không ngừng được nâng cao”.
Vinh Hoa đã nghiêm khắc làm theo yêu cầu của các lão kỳ thủ. Dù là lúc đi trên đường, lúc ăn cơm, trong đầu cậu cũng luôn xuất hiện những ván đã đánh. Cũng chính nhờ gian khổ luyện tập cờ tưởng như vậy, nên sức nhớ của cậu đạt tới mức kinh người, về sau cậu có thể chơi cờ mù với 14 người cùng lúc.
Con đường phía trước ngày càng mở rộng với Vinh Hoa. Năm 1958, báo cờ Thượng hải chính thức thành lập. ngày 6 tháng 1 năm 1959, Hồ Vinh Hoa chính thức gia nhập đội cờ Thượng hải. Từ đây bắt đầu mở ra con đường kỳ nghệ chuyên nghiệp của Vinh Hoa. Không lâu sau, báo cờ Thượng hải tổ chức một giải đấu cho tất cả các cao thủ của Thượng hải.Vinh Hoa đạt hạng 8, tiến nhập “bát cường” của thành phố Thượng hải. Sau đó, cung thể thao Thượng hải tổ chức đấu biểu diễn của nhóm “bát cường”. Trước khi đấu, giới thiệu về các kỳ thủ, một chữ “bát cường” được kéo ra, đứng trên khán đài. Khi giới thiệu đến Hồ Vinh Hoa, mọi người nhìn thấy một thằng bé đứng ở cuối hàng, tất cả đều giương ánh mắt khâm phuc về phía Vinh Hoa và một tràng vỗ tay như sấm vang lên.
Thàng 5 năm 1959, cậu đoạt hạng 7 trong giải đại hội thể dục thể thao lần 2 của Thượng hải. Mùa hè cùng năm, Dương Quan Lân, người mà Vinh Hoa sùng bái nhất tới Thượng hải giao lưu, nhờ có Hà lão sư, Dương đồng ý chỉ dạy Vinh Hoa hai ván nhượng tiên, kết quả mỗi bên thắng một ván, sau ván Dương liên tục tán thưởng cậu. Tháng 10 năm đó, trong giải mùa thu của thành phố Thượng hải đã chiến thắng Từ Thiên Lợi, chiến hòa Chu Kiếm Thu… và giành được hạng ba.
Tháng 6 năm 1960, Vinh Hoa tham gia giải giao hữu ngũ tỉnh ở Hàng châu. Tham gia giải có Vương Gia Lương- ba lần á quân toàn quốc, Lưu Ức Từ- hai lần quý quân toàn quốc và các danh thủ khác như Mạnh Lập Quốc… Nhưng Vinh Hoa với thắng tích bất bại 7 thắng 3 hòa, đã giành ngôi vô địch một cách hoàn toàn thuyết phục.
Trên con đường tiến về phía trước, Vinh Hoa luôn muốn vươn tới những mục tiêu cao đẹp, nhưng cậu khi ấy mới chỉ 15 tuổi, phải tranh đoạt với không biết bao nhiêu cao thủ, liệu cậu có thể làm nổi không? Vậy mà kỳ tích đã xuất hiện.
Tiếp theo giải đồng đội là giải cá nhân. Các lộ anh hùng lại nổi lên, ai chẳng muốn tranh đoạt tòa bảo điện. Trước giải 3 người được đánh giá cao nhất là Dương Quan Lân, Lý Nghĩa Đinh, Vương Gia Lương. Hồ Vinh Hoa khi ấy mới 15 tuổi, chẳng có ai để ý tới.
Nhìn từ thực lực trước giải, đội Thượng hải đã không đặt ra mục tiêu vô địch cho Hồ Vinh Hoa, chỉ đặt ra mục tiêu lọt vào nhóm quốc thủ. Trước giải mọi người luôn giúp cậu đưa ra đối sách. Ván nào đấu với ai, nên đi thế nào, trình độ của đối thủ ra sao, mọi người còn giúp cậu phân tích, nghiên cứu, ngoài những biến thường gặp còn đưa ra các biến mới, ngoài ra cậu còn phải tìm hiểu kỹ về cờ của Dương Quan Lân, Lý Nghĩa Đình, Vương Gia Lương… để hiểu rõ ưu khuyết điểm của bọn họ, trước là biết mình biết mình, sau là đưa ra đối sách cho bản thân.
Ngày 27 tháng 10, giải cá nhân khai mạc ở nhà văn hóa lao động Bắc kinh. Tham gia giải là 10 người đứng đầu bàn 1, 6 người đứng đầu bàn 2, 4 người đứng đầu bàn 3 trong giải đầu đội, tổng cộng là 20 người, chia làm 10 vòng đấu.
Vòng 1, Hồ Vinh Hoa gặp “sát tượng năng thủ” Mạnh Lập Quốc. Vinh Hoa dùng “bình phong mã” chống lại ‘trung pháo quá hà xe” của Mạnh Lập Quốc, đây là một bố cục đối công kịch liệt, hai bết rất nhanh tiến vào giai đoạn công sát đoản binh tương kiến, Vinh Hoa lần đầu xuất chiến nên điếc không sợ sung, cậu lấy đa biến, linh hoạt chống lại thế công mãnh liệt của Mạnh, trải qua một hồi chém giết, giản hóa thế trận, hai bên tiến nhập vào giai đoạn tàn cục. Cuối cùng sau hơn 60 hiệp giao đấu, Vinh Hoa với xe pháo và quá hà tốt đã tạo thành thế tuyệt sát, bức Mạnh nhận thua.
Ván này hai bên đối công kịch liệt, trong toàn ván Hồ Vinh Hoa cấu tứ kỹ diệu, từ đầu tới cuối tràn đầy tinh thần cầu công, dũng mãnh của tuổi trẻ, thể hiện thực lực của bản thân, và ván ấy trở thành một trong những đối cục hay nhất của giải. Đây cũng là ván đầu tiên Hồ Vinh Hoa tham gia giải cá nhân toàn quốc.
Vòng 2, Hồ Vinh Hoa tao ngộ “thần đồng kỳ đài” Lý Nghĩa Đình của Hồ bắc. Đây lại cũng là một cuộc chiến khốc liệt. Về kỳ nghệ, Lý Nghĩa Đình công lực thậm, đi cờ đã vững chắc lại linh hoạt đa biến, là quán quân năm 1958 và á quân năm 1958. Trải qua hơn 4 giờ khổ chiến, hai bên đã chẳng còn lực tấn công, đành bắt tay nói hòa.
Vòng 3, diễn ra vào ngày 28 tháng 10, Hồ Vinh Hoa càng thêm phần khó khăn khi đụng độ “đệ nhất quốc thủ đương thời” Quỷ thúc Dương Quan Lân. Đối diện với cường địch, Vinh Hoa và các vị lão sư cùng nhau thương nghị để đưa ra đối sách. Vinh Hoa cho rằng, ván này chỉ có thể xuất kỳ bất ý mới có thể giành được thắng lợi. Sau khi phân tích các ván của Dương trong giải đồng đội và ván đấu của Dương lão với Vương Gia Lương, mọi người quyết định chọn bố cục “tả pháo phong xa” để đối phó với Dương lão.
Cả ngày đêm trước hôm thi đấu, đội Thượng hải ở lì trong phòng thẩm các biến của “tả pháo phong xa”, biến này vừa bị bác bỏ, biến khác lại được đưa ra. Phương án lý tưởng cuối cùng được mọi người thống nhất lại là: “tùy vào diễn biến, dám liều dám thắng, chiến lược coi thường đối thủ nhưng trên chiến thuật tôn trọng đối thủ”.
Mặt trời ló dạng nơi phía đông, một ngày mới lại bắt đầu. Buổi sáng đó, Từ Thiên Lợi bắt gặp Dương Quan Lân, ông vui vẻ nói: “lão Dương cẩn thận, tiểu quỷ của bọn ta lợi hại lắm đấy”. Dương lão chỉ cười và gật gật đầu.
Còn về Hồ Vinh Hoa? Trước lúc thi đấu cậu làm vài động tác tay chân, vươn vai hít thở chuẩn bị tinh thần cho cuộc quyết chiến này. Sau khi an tọa vào chỗ đấu, dường như cậu đã trở thành một con người khác, đâu có giống một đứa trẻ 15 tuổi, mà trông cậu già dặn trưởng thành một. Cậu ngẩng đầu, mặt đối mặt với Dương lão.
Hồ Vinh Hoa biết, ngồi trước mặt cậu là “Quỷ thúc” từng 3 lần quán quân toàn quốc, là người độc bá kỳ đàn. Vậy mà không biết là sự háo thắng của tuổi trẻ, hay sự cổ vũ của niềm tin và sức mạnh mà thời khắc đó trong đầu cậu không hề nghĩ tới chữ “bại”, và cậu luôn nghĩ chỉ cần chăm chú vào bàn cờ, thì Dương lão không phải là không thể đánh bại. Mặc dù khi bốc thăm, cậu bốc phải hậu thủ, nhưng cậu không hề sợ sệt, bởi trong đầu cậu chỉ có một tâm niệm: “bất luận ngồi trước mặt mình là ai, nhất định mình sẽ có cách chiến thắng”.
Giai đoạn khai cục, Hồ Vinh Hoa dùng “tả pháo phong xa” ứng chiến với “trung pháo thất lộ mã” của Dương lão. Đây là bố cục mới, cậu muốn tránh bố cục sở trường “trung pháo tuần hà pháo” của Dương lão, và đây cũng là kết quả lao lực của cả đội Thượng hải nhằm chuẩn bị cho Hồ Vinh Hoa.
Dương lão lúc này, kỳ nghệ đã đạt mức hỏa hầu thuần nhất, cao thâm không lường, làm sao có thể tỏ ra yếu đuối trước tiểu quỷ này được. Dương lão kế này không thành, kế khác đã tới, nhảy mã hà khẩu, ám đoạt trung binh, đất bằng đã dậy sóng.
Đối phó với nước này, Hồ Vinh Hoa suy nghĩ hồi lâu, sau đó quyết định phế pháo cướp công, một nước phế pháo đã thể hiện rõ sự cương cường của tuổi trẻ. Hồ Vinh Hoa mở ra cục diện, ván đấu bỗng chốc trở nên sôi động. Dương lão vì tham ăn pháo, các quân bị cô lập, giam hãm hết. Cuối cùng Vinh Hoa khéo dụng xe tốt, trực đảo hoàng long. Dương lão vất vả thủ đến hiệp 78, cuối cùng mất mã. Trận chiến này được nhân sỹ giới cờ gọi là ‘cổ thiết lư của Dương Quan Lân”, cũng có người nói là “lời bế mạc của thời Dương Quan Lân”.
Hướng tới mục tiêu lý tưởng xông lên, Vinh Hoa tràn đầy niềm tin. Tiếp theo, cậu lại chiến thắng vài danh thủ. Vòng cuối cùng, trước mặt cậu lại xuất hiện một hiểm nguy khác. Lúc này, Chu Kiếm Thu với ưu thế hơn 1 điểm đang dẫn đầu giải. Theo sau là Vinh Hoa, Dương Quan Lân, Hà Thuận An, cả 3 đang bằng điểm nhau. Liệu Vinh Hoa có thể đoạt ngôi quán quân không?
Kết quả rút thăm vòng cuối cùng là Hà Thuận An gặp Chu Kiếm Thu, Hồ Vinh Hoa gặp Lưu Ức Từ và Dương Quan Lân gặp một cao thủ khác. Theo quy định khi ấy, những người bằng điểm nhau, sẽ dựa trên kết quả đối đầu trực tiếp để tính thành tích. Kết quả đối đầu khi ấy là Vinh Hoa thắng Dương lão, hòa Hà sư phụ. Dương lão thua Vinh Hoa, hòa Hà Thuận An. Chu Kiếm Thu dù hơn 1 điểm nhưng lại thua Dương lão. Không còn nghi ngờ gì nữa, chức vô địch chỉ là sự cạnh tranh giữa 4 người, nó sẽ về tay ai vẫn còn là một câu đố chưa có lời đáp.
Thượng hải khi ấy không thẹn là một tập thể đoàn kết, để bảo đảm chức vô địch về tay Thượng hải, bọn họ đã đưa ra quyết định: trong trận Hà Thuận An và Chu Kiếm Thu nhất định phải có thắng thua.
Ngày hôm sau, ở vòng cuối cùng, cuộc chiến giữa Hà Thuận An và Chu Kiếm Thu quả nhiên có thắng thua, và phần thắng đã thuộc về Hà Thuận An. Dương Quan Lân cũng nhanh chóng giành được thắng lợi. Ván giữa Hồ Vinh Hoa và Lưu Ức Từ vẫn còn đang tiếp diễn.
Lưu Ức Từ là danh thủ của Hàng châu, vì thuở nhỏ mất mẹ nên cố ý đặt tên là “Ức Từ”. Thưở nhỏ học cờ tại “Hỷ vũ đài kỳ hội”. Kỳ phong của Lưu ổn định, vững chắc, trong nhu có cương. Ở giải cá nhân lần thứ nhất và lần thứ 2 đều giành được hạng 3. Khi ấy “kỳ đàn tổng tư lệnh” Tạ Hiệp Tốn có bình về kỳ nghệ của Lưu như sau: “Bình tâm tĩnh khí, không nhanh không chậm, dù thất thế vẫn có thể mưu hòa”. Vì Từ rất am hiểu về bố cục “tiên nhân chỉ lộ”, thêm vào đó lại rất thích rượu, đêm trước thi đấu thường hay đối ẩm, vì thế Từ có mỹ hiệu “lão tiên nhân”.
Hồ Vinh Hoa đã không phụ lòng trông đợi của mọi người, cuối cùng đã kích bại được Lưu Ức Từ. Đến đây, giải đấu đã kết thúc. 3 người Hồ Vinh Hoa, Hà Thuận An, Dương Quan Lân bằng điểm nhau, nhưng do Hồ Vinh Hoa thắng Dương lão, hòa Hà sư phụ nên đã đoạt chức quán quân. Hà Thuận An đoạt á quân, và Dương Quan Lân chỉ đoạt hạng 3.Hồ Vinh Hoa giành ngôi quán quân, khi ấy cậu mới chỉ 15 tuổi. Đây là một kỳ tích trong lịch sử cờ tướng Trung Quốc, đồng thời cũng mở ra thời kỳ “thập liên bá” độc bộ kỳ đàn
Mùa hè năm 1962, truyền thống giao hữu cờ tướng mỗi năm một lần giữa Thượng hải và Quảng đông diễn ra. Dương Quan Lân dẫn quân Quảng đông tới Thượng hải. Hồ Vinh Hoa vẫn là một trong 3 người xuất chiến của Thượng hải, nhưng kết quả của cậu rất thảm hại. Trong 6 ván giao đấu thì cậu chỉ giành 3 hòa 3 thua. Tin tức này nhanh chóng lan truyền đến lãnh đạo của Thượng hải. Các vị ấy đã gọi điện tới đội cờ bắt đưa Hồ Vinh Hoa trở lại với cờ tướng. Vậy là Vinh Hoa lại quay lại với con đường mà cậu mới tạo ra kỳ tích, nhưng lúc ấy cách giải cá nhân toàn quốc không còn bao xa.
Từ ngày 4 tháng 11 đến ngày 7 tháng 12, giải cá nhân toàn quốc diễn ra tại thành phố Hợp phì. Tham gia giải có 26 cao thủ tới từ khắp nơi trên đất nước. Dù chỉ có 26 người tham gia, nhưng giải diễn ra trong hơn 1 tháng với 25 vòng đấu.
Sau khi bắt đầu giải, Hồ Vinh Hoa của Thượng hải, Lý Nghĩa Đình của Hồ bắc, Dương Quan Lân của Quảng đông băng băng tiến lên. Sau 5 vòng bọn họ vượt hẳn lên. Không nghi ngờ gì nữa, chức vô địch lần này chỉ là sự cạnh tranh giữa 3 người bọn họ. Đến vòng 6, Hồ Vinh Hoa bị Lý Nghĩa Đình kích bại. Lại trải qua 3 vòng chém giết, tới vòng 9 cả 3 lại cùng được 15 điểm. 3 người liên tục tranh đoạt. Tới vòng 15, Dương Quan Lân kích bại Lý Nghĩa Đình. Đến vòng 20, Hồ Vinh Hoa chiến hòa Dương Quan Lân. Như vậy giữa 3 người bọn họ thì Dương Quan Lân 1 thắng 1 hòa, Lý Nghĩa Đình 1 thắng 1 thua, Hồ Vinh Hoa 1 thua 1 hòa.
Tới Vòng 23, Dương Quan Lân được 36 điểm dẫn đầu, theo sát phía sau là Hồ Vinh Hoa và Lý Nghĩa Đình cùng được 35 điểm. Giải đấu chỉ còn 2 vòng, cuối cùng hoa rơi nhà ai, vẫn đang còn là một câu đố.
Đến vòng 24, Dương Quan Lân bị Vương Gia Lương bức hòa, trong khi Hồ Vinh Hoa giành thắng lợi quan trọng trước Đới Vinh Quang của Giang tô. Lúc này Hồ Vinh Hoa và Dương Quan Lân cùng được 37 điểm vượt lên dẫn đầu giải. Vòng này Lý Nghĩa Đình gặp trở ngại lớn mang tên Hà Thuận An.
Giữa Hà và Lý chỉ là một ván đấu, nhưng để đánh tốt ván này Hà đã nghĩ rất nhiều. Hà nghĩ rằng: “cơ hội vô địch của bản thân đã không còn, nhưng để trợ giúp đệ tử, ông nhất định phải có điểm trong ván này, nếu để Lý giành thắng lợi thì gần như Lý cầm chắc trong tay 7, 8 phần vô địch, nghĩ tới đó ông thầm hạ quyết tâm, vì vinh nhục của Thượng hải, vì tiểu Hồ, ván này nhất quyết phải kích bại Lý’.
Cuộc đại chiến này diễn ra từ 8 giờ sáng tới 1h chiều thì “phong cờ”, song phương vẫn chưa thể có thắng thua, nhưng nhìn toàn cục mà nói, Lý Nghĩa Đình đang ưu thế một chút. Bước ra khỏi phòng đấu, tâm trạng của Hà thật nặng nề, ông chẳng thể cười nổi. Bất luận gặp ai, ông cũng chỉ im lặng. Dù ban tổ chức đã chuẩn bị bữa ăn trưa rất ngon thì ăn cũng chẳng thể ăn nổi. Ăn qua loa, ông nặng nề bước về phòng đấu.
Đối với hai kỳ thủ sau khi phong cờ trong các giải đấu bây giờ không có bất cứ quy định gì, hai bên có thể tìm người tham khảo ý kiến, từ đó tìm ra đối sách ứng phó thích hợp. Nhưng giải năm 1962 không giống như bây giờ, khi ấy có quy định, khi phong cờ thì “phong luôn cả người”, nghĩa là khi ra khỏi phòng thi đấu các kỳ thủ chỉ được tiếp với trọng tài. Trong thời gian phong cờ, 2 kỳ thủ dù là đi ăn, đi vệ sinh hay làm bất cứ chuyện gì đều phải có được sự đồng ý của trọng tài, và phải có người đi theo giám sát.
3h chiều, trận chiến tiếp tục, sau khi mở phong cờ, Hà Thuận An và Lý Nghĩa Đình tiếp tục thi đấu trong một căn phòng nhỏ bí mật. Trong căn phòng nhỏ bí mật ấy, ngoài trọng tài, bất cứ người nào cũng không được ra vào.
Dường như tất cả mọi người đều cho rằng, Lý Nghĩa Đình thắng chắc, Hà Thuận An thua chỉ là vấn đề thời gian. Ngờ đầu, tình hình lại có sự thay đổi. Hai người đánh tới gần 5 giờ đồng hồ, chuẩn bị phong cờ lần thứ 2, lúc này Lý đầu óc mụ mị bỗng dưng đi ra một nước yếu, mang lại cho Hà một cơ hội ngàn năm khó gặp, Hà nhanh chóng nắm lấy cơ hội, kỹ diệu đi cờ bức hòa Lý. Hà cuối cùng cũng được như sở nguyện, kiếm được từ Lý 1 điểm. Như vậy, Lý bây giờ kém Hồ Vinh Hoa và Dương Quan Lân 1 điểm.
Sau khi Lý Nghĩa Đình đồng ý hòa, Hà Thuận An mới có thể thở phào nhẹ nhõm, hai mắt ngưng thần, toàn thân rã rời, ngã gục xuống ghế. Hà đã quá mệt, lại quá căng thẳng, vì để cầm chân Lý, vì để giúp đỡ Hồ Vinh Hoa đoạt ngôi quán quân, Hà lão tiên sinh chấp nhận trả giá mọi thứ.
Vòng cuối cùng, cả Hồ Vinh Hoa, Dương Quan Lân, Lý Nghĩa Đình đều giành thắng lợi trước các đối thủ của mình. Như vậy Hồ Vinh Hoa, Dương Quan Lân cùng điểm, đồng chức vô địch. Đây là lần duy nhất trong lịch sử kỳ đàn 1 năm có 2 vị quán quân. Lý Nghĩa Đình kém 1 điểm, đành ấm ức nhận ngôi á quân. Từ năm 1964 đến năm 1979, Hồ Vinh Hoa liên tục giành thêm 8 lần vô địch, hoàn thành vỹ nghiệp “thập liên bá” của Hồ.
Tờ báo thể dục ngày 31 tháng 12 năm 1980 đã đưa tin rằng: “kỳ đàn tân tú, thập liên bá Hồ Vinh Hoa phải xuống chơi ở Ất tổ…” Suốt trong một thời gian dài tiếp sau đó, liên tục đưa các tin như Hồ Vinh Hoa và thất bại Lư sơn, Hồ Vinh Hoa thất bại vì đâu…
Có một ký giả rất “hứng thú” về Hồ Vinh Hoa đã thực hiện một cuộc phỏng vấn Hồ trong quãng thời gian này:
“Xin tiên sinh cho biết, đối với các bình luận trên các mặt báo, tiên sinh cảm thấy thế nào?”
“Hỏi tôi phải làm sao trả lời đây? Đương nhiên đang là “thập liên bá” bỗng dưng phải chơi ở Ất tổ, xem ra đó có thể coi như là tin “giật gân”, nhưng tin giật gân đó sớm muộn cũng sẽ xảy ra, bởi một người không thể mãi mãi chiến thắng, nói ra cũng có chút hổ thẹn, nhưng quả thật thất bại ở Lư sơn nằm ngoài dự liệu của tôi.”
Hồ Vinh Hoa 15 tuổi bước chân ra kỳ đàn, từ đó đến nay vẫn rất thuận buồm xuôi gió, khi bỗng nhiên Hồ gặp thất bại, phải chịu bao lời chỉ trích. Đối diện với bao nhiêu lời bình luận trên các mặt báo, Hồ Vinh Hoa nghĩ rất lâu, rất lâu. Trong con mắt xa xăm, nặng nề của Hồ dù không bắt gặp ánh mắt lo lắng của giải toàn quốc năm đó, nhưng trong suốt một quãng thời gian dài, tinh thần của Hồ vẫn không thể rời khỏi Lư sơn.
Ngồi trước Hồ lúc này là kẻ địch lớn nhất đời Hồ- Quỷ thúc Dương Quan Lân. Trong những giải đấu lớn trước đây, Hồ thắng Dương lão nhiều hơn là thua. Và lần này hai người gặp nhau, Hồ lại có lợi thế đi tiên, cơ hội thắng đương nhiên sẽ lớn hơn, hoặc giả muốn hòa cờ cũng không phải là vấn đề quá lớn. Bước vào cuộc chiến, Hồ tự tin dùng sở học của bản thân “phi tượng cục” để đối phó với Dương lão.
“Lại là phi tượng cục”, đây là bố cục bị nhiều nhân sỹ giới cờ cho là thắng ít thua nhiều, là bố cục bị động chịu đòn. Nhưng đối với bố cục này, Hồ lại có những kiến giải riêng, trải qua hơn 20 năm nghiên cứu, tìm tòi, giờ nó đã trở thành “trấn sơn pháp bảo” của Hồ. Dương lão đã từng dùng quãng thời gian 10 năm, lao tâm khổ tứ, nghiên cứu ra đương đầu pháo phá phi tượng cục, nhưng lại thường trúng phải mai phục của Hồ.
Đến lúc này, Dương lão lại sợ “trúng chiêu” của Hồ, nên đã không đi đương đầu pháo, mà lựa chọn nước đi tương đối vững chắc, đóng chặt cửa thành, gia tăng phòng thủ, mưu cầu một cục diện bình ổn. Hồ lại chưa từng muốn một đối cục vô vị, nhạt nhẽo, Hồ không chịu đựng được nữa, bèn đẩy mạnh thế công, lúc này Hồ đã vây khốn được 1 pháo của đối phương, hình thế đại ưu. Khi ấy Dương lão liên tục lắc đầu, trải qua hơn 20 phút suy nghĩ, ông vẫn luôn nghĩ rằng, cơ hội hòa cờ đã ngày một ít đi. Ngờ đâu, trong tình thế đó, Hồ lại đi một nược “cực kỳ yếu”, làm Dương lão có cơ hội phản công.
Hồ Vinh Hoa vốn nghĩ rằng đi con pháo ở bên cạnh tiểu tốt, nhưng ma xui quỷ khiến thế nào Hồ lại cầm con tốt xông lên, nước đó không cần vội, nhưng đã để cho “con pháo chết” của Dương lão trở thành “con pháo sống”, hơn nữa chỉ vài nước sau, Dương lão lại chém mất 1 mã của Hồ.
Trong hối hận Hồ đã bại ván đó. Vòng đầu tiên đã thua cờ, trong lịch sử kỳ chiến của Hồ chưa từng gặp phải, nếu theo kinh nghiệm trước đây, Hồ sẽ rất nhanh điều chỉnh tâm thái, khôi phục lại tinh thần, nhưng tình hình này không giống những lần trước. Tiếp theo là 3 ván hòa của Hồ. Vòng 5, là một thất bại ngoài dự liệu trước Hồ Viễn Mậu của Hồ bắc, vòng 6 Hồ mới có ván thắng đầu tiên. Nhưng vòng 6 và 7 lại là hai thất bại liên tiếp trước Lữ Khâm và Từ Thiên Lợi, cuối cùng Hồ bật ra khỏi nhóm 10 của giải và bị giáng xuống Ất tổ.
Trong các giải toàn quốc năm 1981 và 1982, Hồ lại 2 lần không thể đoạt được ngôi cao nhất, thế là có người chất vấn rằng: “phải chăng thời kỳ rực rỡ của Hồ Vinh Hoa đã vĩnh viễn qua đi”, cũng có người cao hứng nói rằng: “thời kỳ phi Hồ tất Dương đã qua rồi”
Hồ Vinh Hoa liên tục 3 lần mất đi ngôi quán quân, cuối cùng nguyên nhân là vì đâu? Trong bài ‘Hồ Vinh Hoa thất bại vì đâu” nhiều người đã phân tích rằng: “Đầu tiên, một nguyên nhân quan trọng là trình độ của các nhất lưu cao thủ đã được kéo xích lại gần nhau, đặc biệt là sự “đổ bộ” của một loạt kỳ thủ trẻ tuổi, bọn họ có sự táo bạo của tuổi trẻ, đem đến sự uy hiếp rất lớn đối với Hồ Vinh Hoa, Dương Quan Lân… Ngoài ra, cùng với sự phát triển của các hoạt động cờ, các tư liệu, tài liệu về cờ ngày càng nhiều. Sau mỗi giải đấu, các đối cục của Hồ Vinh Hoa lại trở thành đối tượng để mổ xẻ, phân tích trên khắp các mặt báo, đây là điều kiện rất tốt để mọi người nghiên cứu về kỳ nghệ của Hồ. Một điều tương phản là Hồ muốn nghiên cứu về người khác lại khó khăn hơn rất nhiều, vì tư liệu của các kỳ thủ khác không nhiều như tư liệu về Hồ. Từ đó có thể thấy, Hồ 3 lần liên tiếp thất bại, là ngẫu nhưng cũng lại là tất yếu.
“Một người không thể vĩnh viễn hùng cứ kỳ đàn, chức quán quân sớm muộn cũng sẽ mất đi, nhưng nó quá đột ngột. Đây là vì sao? Lẽ nào mình thật sự tuột dốc không phanh?” Bao nhiêu đêm mất ngủ, Hồ Vinh Hoa vẫn đau đáu đi tìm lời đáp. Đồng thời, Hồ cũng có được niềm an ủi, “chức quán quân mất đi, điều đó chứng tỏ cờ đang rất phát triển, phía sau đã có người kế cận, có càng nhiều người vượt qua mình càng tốt chứ sao, vì sao mình cứ phải “trầm lặng”, chỉ cần mình nỗ lực thì sợ gì gió to sóng lớn, nào cố lên, cố lên!”, nghĩ đến đây Hồ tự thề với lòng mình: “Thua cờ nhưng không thua khí, chức quán quân mất đi thì cố đoạt lại”.
Hồ Vinh Hoa tự thức tỉnh bản thân rằng, trong thời quần hùng cát cứ, muốn vượt qua người khác phải khôi phục niềm tin, cố gắng bội phần. Trong 3 năm, Hồ lao vào nghiên cứu, tìm tòi các bố cục, đặc biệt là bố cục phản cung mã đã chết cách đấy 30 năm. Để chiến thắng đối thủ, Hồ đã phân tích, nghiên cứu toàn bộ các đối thủ đã từng gặp trong giải toàn quốc, hơn nữa Hồ đã tự nhủ rằng: “dù là đối thủ đã từng thua mình 10 ván, 20 ván, nhưng đối phương nhất định có sở trường riêng, trong giao đấu nhất định không được khinh xuất.
Tháng 11 năm 1983, lúc này trời đã cuối thu bắt đầu sang đông, nhưng Xuân thành- Côn minh vẫn cứ rất náo nhiệt. Năm ấy giải cá nhân toàn quốc được tổ chức tại Côn minh. Trước giải có người hỏi Hồ rằng: “giải này ai sẽ là đối thủ lớn nhất của tiên sinh?” Hồ đã trả lời rằng: “là bất cứ người nào?”
Năm ấy Hồ Vinh Hoa đã 38 tuổi. Sau 3 năm khổ luyện, có lẽ Hồ đã chuẩn bị chuẩn bị rất kỳ càng cho giải. Tiến vào giải Hồ tràn đầy tự tin. Trải qua hơn 10 ngày giao chiến kịch liệt, cuối cùng Hồ với thành tích bất bại 8 thắng 5 hòa, đã lại một lần nữa lên ngôi cao nhất. Khi Hồ lên bục nhận giải, lúc quay xuống có đôi lời với mọi người, dường như nước mắt đã chảy ra nơi khóe mắt Hồ, phải chăng đó là những giọt nước mắt sung sướng hạnh phúc? Từ khi binh bại Lư sơn cho đến khi khôi phục hùng phong, Hồ Vinh Hoa đã hiểu ra rằng, một kỳ thủ ưu tú nhất định vĩnh viễn phải theo đuổi, vĩnh viễn phải tiến lên.
Hồ Vinh Hoa dù đã 11 lần ngồi lên tòa bảo điện, nhưng Hồ chưa một ngày tự mãn, lúc nào cũng theo đuổi, tiến công. Dù trong giải cá nhân năm 1984, Hồ lại một lần nữa thất bại, nhưng Hồ đã không còn cảm thấy bị đả kích nặng nề. Hồ đã nhận ra đây là: “xu thế phát triển tất yếu, một người vĩnh viễn không thể độc cô cầu bại”, và vì thế Hồ lại nỗ lực tranh đấu.
Hồ Vinh Hoa cười lớn, sảng khoái trả lời: “kẻ mạnh tự nhiên sẽ vô địch, Hà bắc Lý Lai Quần, Hồ bắc Liễu Đại Hoa, Quảng đông Lữ Khâm, Hắc long giang Triệu Quốc Vinh… bất kỳ ai trong bọn họ, nếu phát huy tốt thực lực đều có thể vô địch”
“Còn tiên sinh thì sao?”
“Về phần tôi, nếu có thể đoạt sẽ đoạt, nếu không đoạt được cũng chẳng hề gìf”
Giải lần này, liệu Hồ có thể vô địch không?, nhưng bản thân Hồ đã coi nhẹ chuyện thắng thua. Luận về thực lực, dù Hồ rất mạnh, nhưng gặp phải sự ngăn cản của một loạt kỳ thủ trẻ có thực lực, ưu thế tuyệt đối của Hồ cũng đã dần dần giảm đi.
Vào giải, Hồ thận trọng trong từng cuộc chiến một, dốc sức trong từng ván một, trải qua hơn nửa tháng giao chiến, cuối cùng Hồ lại một lần nữa lên ngôi vô địch.
Trong 30 năm, từ năm 1955 đến năm 1985 đã tổ chức 20 lần giải vô địch cá nhân toàn quốc, một mình Hồ đã đoạt tới 12 lần vô địch. Trước đây chưa từng có ai làm được, sau này liệu không biết có ai có thể làm được như Hồ không.
Màn đêm đang buông xuống nơi thành phố Cáp nhĩ tân, ánh đèn được thắp lên. Kỳ viện Hắc long giang tọa lạc trên đường Hòa bình, cả kỳ viện đèn đuốc sáng choang, vài người đang thì thầm to nhỏ, vài người đang đi đi lại lại trong phòng thi đấu trên lầu 2.
Trải qua vài ngày bận rộn, bây giờ ở nơi đây đã được bố trí rất trang hoàng. Chính giữa bức tường treo một hàng chữ lớn: “Giải cờ tướng Kỳ vương lần đầu tiên”. Giải lần này do bảo thể thao toàn quốc, kỳ viện Hắc long giang, nhật báo Hắc long giang, đài truyền hình Hắc long giang lien kết tổ chức. Nhận lời mời tham dự giải có các kỳ thủ Thượng hải Hồ Vinh Hoa, Hà bắc Lý Lai Quần, Hồ bắc Liễu Đại Hoa, Hắc long giang Triệu Quốc Vinh, Hắc long giang Vương Gia Lương, Liêu ninh Bốc Phụng Ba, kỳ vương Hương cảng Tăng Ích Khiêm, kỳ vương philippin Trần La Bình.
Một trận chiến khốc liệt sắp bắt đầu, vị kỳ vương đầu tiên của cờ tướng sắp được ra đời nơi đây, làm chúng ta mãi mãi ghi nhớ ngày này- ngày 9 tháng 10 năm 1988.
Buổi trưa ngày mùng 9, một chiếc xe con chầm chầm dừng trước của lớn của khách sạn Ngân hà, từ trên xe bước xuống một vị trung niên, tuổi chừng ngoài 40, người đó chính là Hồ Vinh Hoa. Dù mới trải qua một chặng đường dài, nhưng không hề có chút mệt mỏi nào nơi Hồ, đối diện với bao nhiêu người, Hồ mỉm cười, bắt tay thân thiết với bao người.
Sau bữa cơm chiều, Hồ về phòng khách sạn đóng cửa nằm nghỉ. Hồ đã không chuẩn bị cờ, cũng chẳng suy nghĩ cách đối phó với đối thủ, Hồ vùi đầu vào đọc một cuốn tiểu thuyết võ hiệp. Không biết là do những chưởng lực trong truyện hấp dẫn, hay do những tình tiết cảm động lòng người cuốn hút mà suốt buổi chiều hôm ấy Hồ không thể rời quyển truyện.
Sau buổi cơm tối, công việc bốc thăm được bắt đầu. Đối thủ vòng đầu tiên của Hồ chính là Hồ bắc Liễu Đại Hoa. Chính Liễu là người chấm dứt 20 năm độc bá kỳ đàn của Hồ, năm ấy chính Liễu là người cướp đi vương miện trên tay Hồ, từ đó cuộc chiến Hồ Liễu được nhân sỹ giới cờ gọi là “cuộc chiến oan gia”. Có một người đã thống kê rằng, từ năm 1974 trở đi, hai người đã giao tranh hơn 50 ván, cho đến giải đồng đội toàn quốc năm 1988, hai bên dường như cân bằng thắng thua. Trước giải này trong một cuộc biểu diễn, Liễu thua liền hai ván. Như vậy, đến trước giải kỳ vương Hồ đang dẫn trước Liễu hai ván.
Hồ với lợi thế đi tiên, đã bày bố cục tiên nhân chỉ lộ, Liễu không ngần ngại đối phó lại bằng pháo để tốt. Bố cục này, mấy chục năm trước đã thịnh hành một thời. Đánh đến hiệp 11, Hồ đã thay nước nhảy biên mã bằng nước mới bình pháo, điều này làm cho Liễu không có tư tưởng chuẩn bị rơi vào cạm bẫy.
Về sau, hai bên thay nhau khống chế và phản kháng. Liễu ban đầu có binh 3 quá hà, về sau Hồ không chịu kém cạnh. Trung binh vừa tính xe vừa qua hà. Tiếp theo, Liễu lợi dụng vị tượng xấu của Hồ, đi một loạt nước mạnh và đã ăn được binh qua hà của Hồ. Hồ nhìn thấy hình thế lúc này, biết rằng nếu cứ tiếp tục vây chiến cũng chẳng dễ dàng gì, thế là bắt tay nói hòa cùng Liễu.
Đấu xong, Hồ lại về phòng đọc cửa, tiếp tục đọc chưởng. Lúc này, là Hồ đang nghĩ gì? Vì sao Hồ không chuẩn bị chiến thuật cho các cuộc chiến tiếp theo, quyển truyện chưởng kia đem lại điều gì cho Hồ, chẳng ai có thể biết được.
Vòng 2, Hồ nhẹ nhàng giành thắng lợi trước Trần La Bình của philipin. Ngày 11 tháng 10, diễn ra vòng 3, buổi chiều sau hơn 2 giờ giao đấu, đã có 2 bàn có kết quả, đó là Bốc Phung Ba thắng Trần La Bình, Hồ hòa Lý Lai Quần. Còn hai bàn vẫn chưa có kết quả, đó là Vương Gia Lương gặp Liễu Đại Hoa, Triệu Quốc Vinh gặp Tăng Ích Khiêm.
Tiết thu khí trời mát mẻ, trời trong mây sáng. Trên con đường quốc lộ, một chiếc xe ô tô phi như bay. Trải qua hành trình hơn 6 giờ, chiếc xe dừng lại trước khách sạn Đại khánh hoa lệ. Buổi chiều, người Đại khánh nhiệt tình hiếu khách vì các kỳ thủ đã chuẩn bị một bữa tiệc rất thịnh soạn.
Do Hồ tư lệnh danh tiếng rất lớn, cho nên người tới chúc tụng cũng đặc biệt nhiều, anh một cốc, tôi một cốc, cứ luân phiên nhau chúc tụng như vậy. Nếu như trên bàn cờ mà xa luân chiến, Hồ tư lệnh tuyệt đối không thua kém ai, nhưng đây là xa luân chiến trên bàn rượu, làm tư lệnh khó mà chống đỡ. Khi buổi tiệc kết thúc, Hồ đã bắt đầu chếnh choáng, bước đi đã có phần xiêu vẹo. Tôi thường cùng Hồ tư lệnh đối ẩm, vậy mà đây là lần đầu tiên nhìn thấy Hồ trong tình trạng như vậy. Sợ xảy ra chuyện ngoài ý muốn, tôi bèn dìu Hồ về phòng. Không ngờ được rằng, vừa dìu Hồ nằm lên giường, thì Hồ đã trợn trừng mắt hỏi tôi: “bàn cờ của A Vinh thế nào rồi?”, làm tôi giật mình kinh hãi.
Thời khắc ấy, ở phòng bên cách một bức tường, Triệu Quốc Vinh và Tăng Ích Khiêm vẫn còn đang chém giết dữ dội. Hồ tư lệnh trong lòng hiểu rằng, lần này nếu Hồ muốn xưng vương, thì đối thủ lớn nhất chính là tiểu Đông bắc hổ Triệu Quốc Vinh. Xem ra Hồ tư lệnh vẫn chưa say, đầu óc vẫn còn đang rất minh mẫn. Cuối cùng Hồ lẩm nhẩm nói: “Tôi uống không được nhiều, ngày mai chắc không đánh nổi rồi”.
Ngày hôm sau, trên bảng xếp hạng, quả nhiên Hồ lại có thêm 2 điểm. Hồ đã khéo dụng quân kích bại được Liêu ninh tướng quân Bốc Phụng Ba. Vậy là, sau 4 vòng Hồ Vinh Hoa, Lý Lai Quần, Triệu Quốc Vinh cùng giành được 2 thắng 2 hòa cùng nhau dẫn đầu, có là một cục diện thú vị. Giải đang ở giai đoạn quyết định.
Ngày 13 tháng 10, vòng 5 diễn ra, tư lệnh gặp Đông bắc hổ Vương Gia Lương, ván đấu được tổ chức ở thành phố An đạt. Vương lão với lợi thế đi tiên đã dùng bố cục sở trường “thuận pháo trực xa đối hoành xa”, chỉ hơn 10 hiệp giao đấu, Vương lão đã nhặt mất của Hồ 1 mã. Nhưng tư lệnh quả là quái kiệt, dù mất 1 quân nhưng đối diện với nguy hiểm chẳng hề loạn, đã đánh ra những nước xuất thần, cuối cùng hình thành cục diện xe pháo tốt liên công phá thành, bức Vương lão nhận thua. Trong buổi tiệc mừng tối hôm đó, một vị lãnh đạo của An đạt đã nói với Hồ tư lệnh rằng: “Hi vọng Hồ đại sư thường tới chỗ chúng tôi làm khách”. Hồ nâng cốc uống một hớp, rồi nhìn Vương lão ở bên đùa vui rằng: “Hôm nay lẽ ra là tôi thua cờ, nhưng cuối cùng lại nghịch chuyển thành thắng, nơi đây quả là đất lành cho tôi, về sau tự nhiên là tôi sẽ thường xuyên tới đây rồi”
Sau vòng 5, Hồ tư lệnh và Triệu Quốc Vinh cùng 3 thắng 2 hòa, vượt lên dẫn đầu giải. Sang vòng 6 hai người tương ngộ, kết quả bất phân thắng bại. Vòng 7, diễn ra vào ngày 15 tháng 10 lại quay về đánh ở kỳ viện Hắc long giang. Trải qua một trận chém giết, kết quả cuối cùng là Hồ tư lệnh thắng Tăng Ích Khiêm, Triệu Quốc Vinh thắn Bốc Phụng Ba, Vương Gia Lương thắng Lý Lai Quần, Liễu Đại Hoa thắng Trần La Bình. Chuyện đên đây cũng vừa khéo, khi trưởng ban trọng tài tổng kết kết quả, phát hiện ra rằng Hồ tư lệnh và Triệu Quốc Vinh không chỉ bằng điểm, mà hệ số phụ cũng bằng nhau. Có câu rằng: “một nước chẳng thể có hai vua”, vì vậy không thể có hai kỳ vương cùng xuất hiện. Căn cứ theo quy định giải, Hồ tư lệnh và Triệu Quốc Vinh phải dùng cờ nhanh để quyết thắng thua. Trải qua bốc thăm, Hồ tư lệnh may mắn giành được lợi thế đi tiên.
Ván cờ nhanh trải qua 108 hiệp chém giết kinh tâm đởm phách, cuối cùng Hồ tư lệnh đã kích bại được Triệu Quốc Vinh. Cuối cùng thì giải kỳ vương lần thứ nhất đã kết thúc. Hồ tư lệnh đã trở thành “vương trung vương”
Vậy mà Hồ tư lệnh lại không nghĩ như vậy, tư lệnh vẫn không chịu gác đao rửa kiếm, vẫn mãi kiếm tìm chức vô địch lần thứ 13. Vậy mà, từ năm 1986 đến năm 1996, trong 11 giải cá nhân toàn quốc được tổ chức, dù tư lệnh đã 2 lần giành á quân, 2 lần giành lý quân, nhưng chức quán quân vẫn cứ hững hờ trôi đi.
Muốn giành ngôi quán quân, phải dựa vào thực lực và phải có cơ ngộ. Năm 1980, khi Hồ tư lệnh binh bại Lư sơn, Lý Lai Quần đã từng nói rằng: “Hồ Vinh Hoa dù mất đi chức vô địch, nhưng không mất đi trình độ của nhà vô địch”. Bao năm nay, Hồ tư lệnh vẫn cho rằng câu nói đó là chính xác, vẫn tin rằng bản thân mình có thực lực để đoạt chức vô địch, chỉ là cơ ngộ chưa tới.
Hồ tư lệnh cứ mãi kiếm tìm như thế cho đến giải cá nhân toàn quốc năm 1997. Khi tư lệnh bước đến Chương châu- quê hương của hoa thủy tiên, có người hỏi tư lệnh rằng: “lần này liệu tiên sinh có thể đoạt chức vô địch lần thứ 13 không?”, Hồ tư lệnh cười vui vẻ mà trả lời rằng: “nếu có thể đoạt sẽ đoạt, đừng miễn cưỡng”. Điều đó cho thấy tâm thái bình lặng của tư lệnh.
Hồ tư lệnh lấy chiến thuật linh hoạt, dùng kinh nghiệm tuổi già, cứ lần lượt qua từng cửa quan một, cuối cùng với thành tích bất bại 5 thắng 8 hòa, tiên sinh một lần nữa đã lên ngôi cao nhất của giải cá nhân toàn quốc. Sau giải, Hồ tư lệnh nói: “giải này vừa may gặp lúc tôi phát huy trình độ tới cao trào, mỗi bàn tôi đều đánh rất tốt, hơn nữa hi vọng vô địch trong giải rất lớn. Khi lâm trận, tôi vừa phát huy kinh nghiệm phong phú của bản thân, lại dùng các đối sách khác nhau đối với các đối thủ khác nhau, vì vậy đã giành được kết quả mỹ mãn”. Năm ấy, tư lệnh đã 52 tuổi, và đã viết nên một chương mới chưa từng có trên lịch sử kỳ đàn.
Từ ngày 8 đến ngày 18 tháng 11 năm 2000, giải cá nhân toàn quốc được gọi là “đại chiến thể kỷ” được tổ chức tại An huy. Trước giải, mọi người đều đặt hi vọng lớn vào “Lĩnh nam song hùng”, bởi mấy năm gần đây, “Lĩnh nam song hùng” đang thống trị mọi giải lớn nhỏ của kỳ đàn. Còn về Hồ tư lệnh, khi đó đã 55 tuổi chẳng được chú ý mấy.
Hai vòng đầu, Hồ tư lệnh đều chiến hòa với Lâm Hoành Mẫn và Liễu Đại Hoa. Vòng 3, tư lệnh giành chiến thắng trước Thang Trác Quang của Quảng đông. Vòng 4, tư lệnh bị Hứa Ngân Xuyên kích bại. Hứa Ngân Xuyên dù thắng ván cờ, nhưng lại trợ giúp tư lệnh rất lớn. Còn về trợ giúp cái gì, hạ hồi phân giải.
Vòng 4, tư lệnh cố gẳng giữ mình, nhưng chính vào lúc này, kỳ tích đã xuất hiện. 6 vòng tiếp theo, dù tiên hay hậu, tư lệnh đã giành chiến thắng trước 6 viên đại tướng là Hỏa xa đầu Vu Ấu hoa, Thẩm dương Thượng Uy, Bắc kinh Trương Cường, Cát lâm Đào Hán Minh, Nam phương kỳ viện Tôn Vĩnh Sinh và Thẩm dương Miêu Vĩnh Bằng. Trong đó, Thượng Uy, Trương Cường, Miêu Vĩnh Bằng được mọi người ví là “hắc mã” của giải, và tư lệnh đã thuần phục được những con ngựa chứng ấy.
Vòng cuối cùng, tư lệnh bắt tay nói hòa với Nhiếp Thiết Văn của Hắc long giang. Cuối cùng với thành tích 7 thắng, 3 hòa, 1 thua được 8.5 điểm, tư lệnh đã giành ngôi vô địch. Sau giải Hồ tư lệnh có nói: “sau khi thua tiểu Hứa, bản năng chiến đấu trong tôi bỗng bùng phát dữ dội, vì thế các ván về sau tôi đánh rất tốt, vô địch lần này tôi phải cảm ơn tiểu Hứa rất nhiều”.
Từ năm 1960, Hồ tư lệnh lần đầu tiên vô địch giải cá nhân toàn quốc, mất thời gian 3 năm, tư lệnh sáng tạo ra bố cục mới “trung pháo hoành xa thất lộ mã”, bố cục này đối đầu gay gắt với bố cục bình phong mã, đặc biệt là hoành xe bình lộ 4. Thử nghĩ xem, một kỳ thủ thiếu niên 15, 16 tuổi mới bước vào kỳ đàn đã dám tiến hành cải cách lý luận bố cục của các tiền bối trước đây, thật là một điều đáng quý biết bao.
Về sau, Hồ tư lệnh còn phát triển, hoàn thiện các lý luận bố cục quá cung pháo, phi tượng cục. Đem nó ra áp dụng trong các giải đấu, giành được tỷ lệ thắng kinh người. Không những thế, đối với các bố cục như Phản cung mã, tiên nhân chỉ lộ, uyên ương pháo, quy bối pháo… tư lệnh đều có những sáng tạo độc đáo.
Đó là nhân vật mà dân làng cờ gọi là “kỳ tiên”, là người mấy trăm năm mới có một. Chúng tôi đã may mắn được gặp ông tại Giải vô địch cờ tướng châu Á đang diễn ra tại Vũng Tàu...
“Thập liên bá”
Cờ tướng là môn thể thao trí tuệ đặc trưng của Trung Quốc. Đoạt được danh hiệu vô địch cờ tướng Trung Quốc là một điều hết sức vinh hạnh, và làm được điều đó là vô cùng cam go.Tên quốc tế của Hồ Vinh Hoa là Hu Rong Hua. Ông sinh năm 1945 tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ông là con thứ hai trong gia đình năm anh chị em, có bố là tiểu thương, mẹ làm công nhân dệt. Hồ Vinh Hoa bắt đầu làm quen với cờ tướng từ năm 8 tuổi, và bảy năm sau trở thành kỳ thủ trẻ tuổi nhất Trung Quốc đoạt chức vô địch quốc gia. “Gia tài” của Hồ Vinh Hoa không chỉ là đoạt hàng loạt danh hiệu vô địch mà còn đào tạo nên hàng trăm học trò giỏi, nghiên cứu các thế cờ hay, các nước đi độc để viết thành sách. Những tập sách của ông như Song hành xa, Phản cung mã... được xem là tài liệu gối đầu giường cho dân chơi cờ tướng chuyên nghiệp.
Thế mà vào năm 1960, “vua cờ” của Trung Quốc lại thuộc về một cậu bé mới 15 tuổi, có tên là Hồ Vinh Hoa. Khỏi phải nói, đó thật sự là một sự kiện làm náo động làng cờ Trung Quốc năm ấy. Người ta kể rằng các cao thủ cờ tướng Trung Quốc đã muốn “nổi điên” vì chuyện này. Vì vậy, tất cả đều ôn luyện ngày đêm để “trị” cái cậu bé họ Hồ ấy. Nhưng “mãnh hổ” đã không sợ “quần hồ”! Hồ Vinh Hoa vẫn đứng vững ở ngôi số 1 cờ tướng Trung Quốc mười năm liền, và đã được xưng tặng biệt hiệu “Thập liên bá” (bá chủ mười năm liên tiếp).
Sau đó, làng cờ tướng Trung Quốc tạm ngưng hoạt động một thời gian khá dài. Mãi đến đầu thập niên 1980 mới hoạt động trở lại, và Hồ Vinh Hoa tiếp tục vô địch thêm bốn lần nữa vào các năm 1983, 1985, 1997 và năm 2000. 14 lần vô địch Trung Quốc là một kỳ tích đến giờ chưa ai chạm đến được, và ông có vô số mỹ hiệu như “Hồ tư lệnh”, “Phượng hoàng tái sinh”, “Thiên niên trường thanh thọ”...
Để ghi nhận công trạng của ông, năm 2001 tại Thượng Hải đã thành lập một trường dạy cờ mang tên “Hồ Vinh Hoa tượng kỳ học viện” và mời ông làm viện trưởng.
Ước mơ của kỳ tiên...
Năm nay ông đã 61 tuổi, có hơn 50 năm chơi cờ. Ở lứa tuổi ấy, trong lúc hầu hết những đồng nghiệp của ông đã mỏi gối chồn chân dừng bước giang hồ, thì riêng Hồ Vinh Hoa vẫn là trụ cột của đội tuyển Thượng Hải, sát cánh cùng đàn em, đàn cháu tham dự các giải đấu quốc gia và khu vực.Nhưng tại Giải vô địch cờ tướng châu Á đang diễn ra ở Vũng Tàu, ông chỉ có mặt với tư cách là phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Cờ tướng châu Á. Sự có mặt của ông là sự kiện đặc biệt đối với làng cờ tướng VN. Ai cũng muốn trò chuyện, bắt tay với nhân vật mà làng cờ tướng gọi là hàng vài trăm năm mới có một người.
Có thơ rằng:
Bách niên giai lão
Anh hùng bối xuất
Cá trung giảo giảo
Yêu số Vinh Hoa
-Tạ Hiệp Tốn-
Năm 1960, trong giải cá nhân toàn quốc, khi ấy Hồ Vinh Hoa mới chỉ 15 tuổi, đã trấn áp quần hùng, lần đầu tiên ngồi lên tòa bảo điện, thật sự là kỳ tích.
Từ năm 1960 đến năm 1979, Hồ Vinh Hoa 10 lần liên tục giành chức quán quân, và được xưng tụng mỹ hiệu “thập liên bá”, thật sự là kỳ tích.
Trong 3 giải vô địch toàn quốc từ năm 1980 đến năm 1982, Hồ thân bại danh liệt nơi Lạc sơn, không ít người cho rằng, thời kỳ đỉnh cao của Hồ đã qua đi. Có lẽ muốn đoạt chức vô địch một lần nữa thật khó. Vậy mà, Hồ gượng dậy rất nhanh. Năm 1983 và 1985, Hồ lại thêm hai lần vô địch toàn quốc, thật sự là kỳ tích.
Sự ảo diệu trong thành công của Hồ nằm ở đâu? Kỳ tích vì sao xuất hiện ở nơi Hồ? 30 năm trở lại đây, bao nhiêu người đã tìm hiểu, nghiên cứu, để từ đó đưa ra câu trả lời chính xác. Có người nói rằng bởi “Hồ là thần đồng", có người nói bởi “Hồ là siêu thiên tài”, cũng có người nói “Hồ biết xe pháo mã, trước khi biết tới một, hai, ba, bốn, năm”. Sự thật là như thế nào? Có lẽ, mở ra chiếc cặp nhỏ ngày Hồ còn đi học, bạn sẽ biết được, nguồn căn của sự huyền diệu nằm ở nơi đâu.
TÌNH YÊU THỜI THƠ ẤU
Sau khi tiếng chuông tan học lanh lảnh vang lên, nơi sân trường tiểu học Cát an lộ của thành phố Thượng hải, bỗng chốc huyên náo lạ thường. Tan học rồi, bọn trẻ ùa ra như ong vỡ tổ. Trong bao nhiêu nụ cười hoạt bát vui tươi ấy, nổi lên một khuôn mặt thật đáng yêu. Một khuôn mặt non nớt, bầu bĩnh, một đôi mắt tinh nhanh, vừa nhìn đã thấy là một cậu bé làm cho người ta vô cùng yêu thích, trên vai cậu khoác một chiếc cặp đã cũ sờn, cậu vội rảo bước nhanh ra cổng lớn của trường. Trên đường về, khi cậu đi qua sới cờ trên đường Thuận xương, bước chân đột nhiên dừng lại, đôi mắt tinh nhanh như bị những bàn cờ kia hút hồn. Cậu bé ấy chính là Hồ Vinh Hoa. Mỗi ngày trên đường đi học về, cậu nhất định phải nhìn “tướng quân” của người ta, và thường rất muộn mới trở về nhà. Vì sao Hồ Vinh Hoa yêu thích cờ tường, và vì sao cậu lại bị cờ tướng mê hoặc. Đến ngay bản thân cậu cũng không thể lý giải nổi. “người đầu tiên dạy tôi chơi cờ là bố tôi, dù rằng nếu lấy tiêu chuẩn bây giờ mà đo, trình độ của bố ngày ấy thực sự rất thấp, nhưng chính bố là người làm tôi cảm thấy hứng thú với cờ tướng, mỗi đêm bố thường gọi tôi và chị gái tới đầu giường, dạy chúng tôi chơi cờ…” Hồ Vinh Hoa đã viết như vậy trong tự truyện của mình. Sau này, Hồ Vinh Hoa phát hiện ra, bên hàng xóm có một chú chơi cờ rất tốt, và cậu trở thành khán giả trung thành của người ấy. Dưới ảnh hưởng của người ấy, rất nhanh Hồ Vinh hoa học những nước đi và nguyên lý cơ bản. Khi bắt đầu, người chú ấy nhượng Hồ một xe, nhưng qua một thời gian cậu đã có thể đánh bằng phân với người ấy, rồi tiếp một quãng thời gian nữa, người ấy đã không còn là đối thủ của cậu.Hồ Vinh Hoa sinh ra trong một gia đình công nhân, trên cậu có 1 chị gái, phía dưới còn có 3 người em. Bố cậu vì bệnh tật nên mất đi khả năng lao động, cả nhà đều do một vai mẹ cậu gánh vác, cuộc sống vô cùng vất vả.
Hồ Vinh Hoa vô cùng yêu thích cờ tướng, thường tìm bạn bè đồng trang lứa chơi một vài ván. Có khi lên cơn “nghiện” cờ, muốn tìm người chơi cùng, nhưng không có bộ cờ nào, lúc ấy cậu mong muốn có một bộ cờ biết bao.
Nhưng Hồ Vinh Hoa biết, cuộc sống gia đình cậu vốn đã quá khó khăn, và cậu cũng không có thói quen xin tiền người lớn. Không có quân cờ thì tự mình làm, cậu kiếm được một tấm bìa cứng, thế là ngày hôm ấy cậu hý hoáy ngồi cắt quân cờ. Rồi viết lên đó nào là “xe pháo mã” “tướng sỹ tượng”, dù cậu đã cố gắng cắt cẩn thận, quân cờ vẫn méo xiên méo xệch, nhưng với cậu mà nói, như thế đã là quá tốt rồi. Mỗi quân cờ đều đọng trong đó bao tâm huyết của cậu, sự sáng tạo của cậu, trút vào đấy tình yêu cờ tướng vô hạn của một con tim thơ ấu.
Hồ Vinh Hoa thời niên thiếu, chỉ là có đầy đủ sự thông minh, lanh lợi của một đứa trẻ, cậu tuyệt đối không phải là “thần đồng”, cũng không phải là “siêu thiên tài”, lại càng không phải là “trước biết xe pháo mã, sau biết một, hai, ba, bốn, năm”. Đứa trẻ nào khi bi bô tập nói chẳng tập gọi tên bố, mẹ, rồi tập đếm. Nên nói là trong một số cao thủ, Hồ Vinh Hoa là một người tiếp xúc với cờ tướng tương đối muộn. Có người nói là 7,8 tuổi, có người nói là mười tuổi trở đi, cho dù là bản thân Hồ cũng không nói chính xác, cậu chỉ nhớ là khi học tiểu học mới tiếp xúc với cờ. Điều đó so với kỳ thủ tiếp xúc với cờ từ khi 4 tuổi đã chậm đi 5, 6 năm.
32 quân cờ giấy ấy, đã thai nghén nên “nhất đại kỳ vương”. Sự ảo diệu trong thành công của Hồ Vinh Hoa cũng chính là bắt đầu từ 32 quân cờ giấy đó.
Những đồ vật trong cặp học sinh tiểu học rất đơn giản, chỉ là vài quyển sách, vài quyển vở bài tập, thêm vào đó là một hộp bút chì, nhưng thông thường các cậu con trai thường thích nhét cặp mình căng phồng, đó không là tri thức văn hóa, mà thường là những thứ đồ chơi yêu thích. Vài khẩu súng đồ chơi, những cỗ bài tú lơ khơ, hay bất cứ vật gì các cậu có thể chơi được. Nhưng cặp sách của Hồ Vinh Hoa lại không ‘căng phồng” như vậy. Ngoài sách vở, chỉ có bộ cờ giấy kia. Cậu đi tới đâu cũng mang nó đi theo, mỗi ngày sau khi tan trường, hoặc vào những ngày nghỉ, cậu thường nằm dưới các gốc cây hay ngồi nơi ghế đá công viên, tràn đầy hứng thú đối sát với 32 quân cờ. Dần theo thời gian, các quân cờ bị chà sát, nhìn không còn rõ, cậu lại lấy bút tô vẽ lại, rồi quân lại bị chà sát nhìn không rõ và cậu lại tô vẽ lại. Sức cờ của cậu mạnh lên cùng với không biết bao nhiêu lần chà sát và tô vẽ ấy.
Kỳ nghệ của Hồ Vinh Hoa được nâng cao, thì Vinh Hoa lại càng mê mẩn cờ tướng hơn, nhưng lại gặp phải sự phản đối của người mẹ. Mẹ mỗi ngày thấy Vinh Hoa sau khi tan học đều không về nhà, có về nhà cũng ngồi ngơ ngẩn trước bàn cờ, thậm chí lúc nhai cơm cũng nghĩ tới cờ, vì sợ con sao nhãng chuyện học hành, càng sợ con vì nghĩ về cờ mà “tẩu hỏa nhập ma”, thế là bà bèn đem cờ của con đốt đi. Nhưng tình yêu cờ của Vinh Hoa không vì thế mà mất đi, cậu dùng sự thực để “cảm hóa” bà mẹ. Ở trường, bài vở cậu đều học rất tốt, ra bên ngoài cậu không gây chuyện thị phi, dần dần mẹ không còn phản đối cậu chơi cờ.
Khi học tiểu học, Vinh Hoa đã là “kỳ đại vương”, ở trường cậu không có đối thủ. Vậy là, sau mỗi buổi tan trường, cậu thường lân la tới sới cờ xem cao thủ giao đấu, dần dần cậu trở thành chỗ quen biết với chủ sới. Một lần nọ, sới chỉ có một người chơi, nhất thời không tìm được đối thủ, sới chủ bèn gọi Vinh Hoa lại và nói: “Cậu tới chơi đi, nếu có thua cũng không phải trả tiền sới đâu?”. Nghe vậy, cậu liền ngồi vào chơi, điều làm cho mọi người không ngờ tới là cậu thắng liền mấy ván. Người tới sới xem cờ, chơi cờ ngày càng đông, nhiều người chẳng xem cậu vào đâu, nhưng luân phiên đánh với cậu đều không thắng được. Chiều ấy, chỉ trong hơn 1 giờ cậu đã thắng liền 12 ván. Chủ sới mừng ra mặt, bèn bảo cậu hãy thường xuyên lui tới chơi cờ. Mục đích là dùng cậu nhằm lôi kéo khách, cũng từ đó nhờ cậu lôi khách mà sới làm ăn phát đạt trong một thời gian. Cũng chính nơi sới cờ này, cậu quen được Trần thúc thúc, chính Trần là người đã dẫn Vinh Hoa tới gặp Đậu Quốc Trụ.
Hơn 20 năm trước đất Dương châu nổi tiếng với “Dương châu tam kiệt”, kế tục “Dương châu tam kiếm khách”, Đậu Quốc Trụ chính là một trong ba kiếm khách ấy, ngoài cờ tướng, Đậu lão cũng rất am hiểu cờ vây, vì vậy còn có danh “song thương tướng”, cuối những năm 30, Đậu lão từng vân du tới Quảng đông, từng bất phân thắng bại trong 6 ván với “cửu tỉnh kỳ vương” Hoàng Tùng Hiên. Vinh Hoa đã ngưỡng mộ Đậu lão từ lâu.
Nhưng khi cậu tới nhà, gặp lúc Đậu lão đang ngủ, cậu không dám đánh thức, cũng không muốn quay về, bèn đứng bên ngoài, nhẫn nại chờ đợi.
Thời gian chầm chậm trôi đi, một giờ, rồi hai giờ… Vinh Hoa cứ đứng chờ, đến nỗi hai chân tê cứng, nhưng Đậu lão vẫn chưa tỉnh giấc. Nhưng Vinh Hoa không nản lòng, cậu thầm nghĩ: “nếu không được giao thủ với Đậu lão, nhất quyết mình không trở về”. Cậu cứ chờ, chờ mãi, cuối cùng Đậu lão cũng tỉnh giấc, khi Đậu lão hỏi cậu tới đây có việc gì, chính sự thành tâm hiếu học của Vinh Hoa đã làm Đậu lão cảm động. Lão kiếm khách sinh thời không dễ đánh cờ cùng người khác, huống hồ lại là một đứa trẻ. Nhưng Vinh Hoa dù nhỏ tuổi vậy, con tim lại thành tâm đến vậy, bởi vậy Đậu lão phá lệ, đánh cờ cùng cậu.
Một danh thủ thân mang tuyệt kỹ, một đứa trẻ thành tâm cầu học, một già một trẻ ngồi chơi cờ cùng nhau. Khai cuộc Đậu lão dùng “bình phong mã” đối phó với “Trung pháo bàn đầu mã” của Vinh Hoa. Tiến vào trung cục, Vinh Hoa đẩy mạnh thế công, lúc này Đậu lão cảm thấy đứa trẻ này thật không dễ đối phó, và ông mới thật tâm để ý vào bàn cờ, sau một hồi chém giết, hai bên đã chẳng còn thế công, bắt tay nói hòa. Xong với, Đậu lão cười nói với người ở bên: “kỳ nghệ của thằng bé được lắm, hôm nay ta mới dùng 5 thành công lực mà đứa trẻ này có thể đánh hòa, quả là nhân tài có thể dạy, sau này tất làm nên đại nghiệp”.
Theo dòng thời gian, kỳ nghệ của Vinh Hoa ngày càng nâng cao. Mùa hè năm 1957, Thượng hải tổ chức giải cờ học sinh tiểu học toàn thành, Vinh Hoa đã vượt qua vô số các đứa trẻ khác đoạt ngôi vô địch. Đây chính là lần tham gia giải chính thức lần đầu tiên của cậu. Khi cầm lá cờ gấm và một bộ cờ giải thưởng về nhà, lòng cậu phấn khởi vô cùng.
Năm 1958, Vinh Hoa tốt nghiệp tiểu học và thi đậu vào trung học Ngũ ái, trường vì để bồi dưỡng kỳ nghệ của cậu đã gửi cậu đến lớp cờ của cung thể thao thành phố Thượng hải. Từ đây, cậu bắt đầu danh sư dạy và chỉ điểm một cách có hệ thống.
Lúc này, cờ tướng đã như một dòng sông, lúc nào cũng cuộn chảy trong đầu Hồ Vinh Hoa.
Sự trưởng thành của Hồ Vinh Hoa là do thời thế tạo anh hùng, là do sự dạy dỗ, đùm bọc của rất nhiều các lão kỳ thủ
Thượng hải, cuối những năm 50 đầu những năm 60, là những ngày xuân của kỳ đàn Trung quốc, hoạt động “đả lôi đài” phát triển rất mạnh mẽ, có thể là nói là trước nay chưa từng có. Lúc này, không ít các cao thủ bản địa xuất hiện, mà đến tất cả cao thủ trên toàn quốc cũng thường tụ tập về đây, trở thành điều kiện rất tốt tạo nên bước tiến bộ trong kỳ nghệ của Hồ Vinh Hoa.
Một cao thủ của Thượng hải ngày ấy nhớ lại: “Ngày ấy, Hồ Vinh Hoa dường như ngày nào cũng xem cờ, chơi cờ, như là cá gặp nước. Tiểu Hồ khi ấy có cơ hội giao lưu, học hỏi với các cao thủ từ khắp nơi.
Cùng với con đường kỳ nghệ không ngừng được mở rộng, sự tiếp xúc của Hồ Vinh Hoa với nhân sỹ giới cờ cũng ngày càng mở rộng. Thế là có người bèn giới thiệu Hồ Vinh Hoa tới “Đắc ý trà lầu” chơi cờ.
“Đắc ý lầu” là nơi tập trung biểu diễn của đội cờ biểu diễn Thượng hải. Cao thủ phương xa cũng thường ghé thăm về đây. Dưới sự an bài của người kia, Hồ Vinh Hoa cũng thường tới đây chờ khách tới giao chiến. Một lần, có một danh thủ của Thượng hải, tên gọi Trần Xương Vinh đã chủ động nói với Vinh Hoa: “tôi bồi tiếp cậu một ván”
Ván ấy Hồ Vinh Hoa thắng, tin tức này được lan truyền rất nhanh trong giới cờ Thượng hải. Thông qua ván thắng ấy Vinh Hoa đã mở ra cảnh cửa lớn tiến vào hàng ngũ của cao thủ.
Trong thời gian ấy, có một nhân vật có can hệ rất lớn tới Hồ Vinh Hoa, mà chúng ta không thể không nhắc đến, người ấy chính là Từ Đại Khánh tiên sinh. Từ tiên sinh rất yêu thích và thường hay chỉ dạy Vinh Hoa. Ông cũng thường đưa Vinh Hoa đi “đại thế giới”, “công viên Chuẩn hải”, nơi tụ tập của các cao thủ để chơi cờ. Và trong quãng thời gian đó, Vinh Hoa đã được đánh với các cao thủ như Hà Thuận An, Chu Kiếm Thu, Từ Thiên Lợi, Lý Nghĩa Đình… làm cho kinh nghiệm thực chiến của Vinh Hoa tăng lên không ít.
Về sau không biết trải qua bao lâu, Hồ Vinh Hoa đã gia nhập lớp dạy cờ của cung thể thao Thượng hải. Đồng thời, cậu lại nhận được sự giúp đỡ và chỉ dạy nhiệt tâm của Hà Thuận An, Từ Thiên Lợi, Đồ Cảnh Minh… Làm cho sức cờ của cậu tăng tiến lên không ít.
Năm 1957, Thượng hải tổ chức giải cờ cho học sinh tiểu học, những biểu hiện của Vinh Hoa trong giải này, đã thu hút được sự chú ý của các lão kỳ thủ . Bọn họ nói: “đứa trẻ này chỉ cần chăm chỉ là có thể dạy dỗ, ngày sau tất làm nên đại nghiệp”.
Trong quãng thời gian ấy, Hồ Vinh Hoa thường ngồi đánh và thẩm cờ với Hà Thuận An, và thường đem các thắc mắc của cậu xin Hà lão sư chỉ dạy. Một lần, Vinh Hoa đang đánh cùng Hà lão sư, trong lúc đi cờ, Vinh Hoa đi một nước rất tùy tiện. Khi quân cờ đặt xuống bàn, Vinh Hoa mới phát hiện ra là một nước yếu. Có lẽ Vinh Hoa cho rằng, chỉ là đánh vui, bèn cầm quân cờ lên định đi lại.
Hà lão sư đang cười vui vẻ bỗng thay đổi sắc mặt, ông chỉ ngón tay vào chỗ Vinh Hoa vừa nhấc quân cờ lên và nói: “đặt nó vào chỗ này”. Vinh Hoa biết là Hồ lão sư không cho đi lại cờ, đành đặt quân cờ vào vị trí ban đầu đó.
Hà lão sư lại thay đổi sắc mặt, nhẹ nhàng nói với Hồ Vinh Hoa: “tiểu Hồ à, thua một ván chẳng hề gì, nhưng quân đã đi rồi mà cầm lên đi lại là không thể được. Con phải biết, khi đấu giải có điều quy định, mỗi nước đi trước tiên phải suy nghĩ chắc chắn, đã đi rồi là không được đi lại, nếu cứ đi lại thì đối với chuyện nâng cao kỳ nghệ chỉ có hại không có lợi chút nào”.
Một lời Hà lão sư nói ra làm Vinh Hoa tâm phục khẩu phục. Cậu tin tưởng: “trong lúc đánh cờ, quân đi rồi không được đi lại là một loại tác phong nghiêm ngặt, tất tạo nên trong lúc tập cờ, về sau tư tưởng đi cờ tùy tiện là vạn nhất không thể”.
Từ đó về sau, mỗi lần đánh cờ cùng người khác, Vinh Hoa đều rất chuyên tâm. Trước mỗi nước đi, cậu đều suy nghĩ rất chắc chắn, không dễ dàng đi cờ. Câu không chỉ nghĩ một cách đi, mà là hai ba, thậm chí bốn năm cách đi. Không còn là kiểu đi nước một, mà là sau khi đi một nước, trong đầu cầu đã xuất hiện 5,6 nước về sau, thậm chí là mười mấy nước về sau. Về sau, Vinh Hoa đánh cờ, suy nghĩ chắc chắn, đi quân chính xác một phần là nhờ quãng thời gian này.
Các lão kỳ thủ khi đánh cờ với Vinh Hoa đã đưa ra yêu cầu: “Mỗi lần đánh cờ với ai xong, phải biết ngồi bày lại ván đấu. Một lần, khi bày lại ván đấu được mười mấy nước, lão kỳ thủ nói: “sai rồi, nước vừa rồi sai rồi, rõ ràng là cậu không chuyên tâm trong lúc chơi cờ. Chỉ khi nào cậu bày lại ván đấu không sai nước nào, mới có thể thẩm cờ, tài năng kỳ nghệ mới không ngừng được nâng cao”.
Vinh Hoa đã nghiêm khắc làm theo yêu cầu của các lão kỳ thủ. Dù là lúc đi trên đường, lúc ăn cơm, trong đầu cậu cũng luôn xuất hiện những ván đã đánh. Cũng chính nhờ gian khổ luyện tập cờ tưởng như vậy, nên sức nhớ của cậu đạt tới mức kinh người, về sau cậu có thể chơi cờ mù với 14 người cùng lúc.
Con đường phía trước ngày càng mở rộng với Vinh Hoa. Năm 1958, báo cờ Thượng hải chính thức thành lập. ngày 6 tháng 1 năm 1959, Hồ Vinh Hoa chính thức gia nhập đội cờ Thượng hải. Từ đây bắt đầu mở ra con đường kỳ nghệ chuyên nghiệp của Vinh Hoa. Không lâu sau, báo cờ Thượng hải tổ chức một giải đấu cho tất cả các cao thủ của Thượng hải.Vinh Hoa đạt hạng 8, tiến nhập “bát cường” của thành phố Thượng hải. Sau đó, cung thể thao Thượng hải tổ chức đấu biểu diễn của nhóm “bát cường”. Trước khi đấu, giới thiệu về các kỳ thủ, một chữ “bát cường” được kéo ra, đứng trên khán đài. Khi giới thiệu đến Hồ Vinh Hoa, mọi người nhìn thấy một thằng bé đứng ở cuối hàng, tất cả đều giương ánh mắt khâm phuc về phía Vinh Hoa và một tràng vỗ tay như sấm vang lên.
Thàng 5 năm 1959, cậu đoạt hạng 7 trong giải đại hội thể dục thể thao lần 2 của Thượng hải. Mùa hè cùng năm, Dương Quan Lân, người mà Vinh Hoa sùng bái nhất tới Thượng hải giao lưu, nhờ có Hà lão sư, Dương đồng ý chỉ dạy Vinh Hoa hai ván nhượng tiên, kết quả mỗi bên thắng một ván, sau ván Dương liên tục tán thưởng cậu. Tháng 10 năm đó, trong giải mùa thu của thành phố Thượng hải đã chiến thắng Từ Thiên Lợi, chiến hòa Chu Kiếm Thu… và giành được hạng ba.
Tháng 6 năm 1960, Vinh Hoa tham gia giải giao hữu ngũ tỉnh ở Hàng châu. Tham gia giải có Vương Gia Lương- ba lần á quân toàn quốc, Lưu Ức Từ- hai lần quý quân toàn quốc và các danh thủ khác như Mạnh Lập Quốc… Nhưng Vinh Hoa với thắng tích bất bại 7 thắng 3 hòa, đã giành ngôi vô địch một cách hoàn toàn thuyết phục.
Trên con đường tiến về phía trước, Vinh Hoa luôn muốn vươn tới những mục tiêu cao đẹp, nhưng cậu khi ấy mới chỉ 15 tuổi, phải tranh đoạt với không biết bao nhiêu cao thủ, liệu cậu có thể làm nổi không? Vậy mà kỳ tích đã xuất hiện.
HOÀNH KHÔNG XUẤT THẾ
Từ tháng 10 đến tháng 11 năm 1960, giải cá nhân toàn quốc được tổ chức ở Bắc kinh. Lần đầu tiên thêm vào giải đồng đội toàn quốc, vì vậy các đội đều đưa đến giải bình hùng tướng mạnh của mình. Thượng hải tham chiến với ba thành viên Hà Thuận An, Từ Thiên Lợi và Hồ Vinh Hoa. Quảng đông là Dương Quan Lân, Sái Phúc Như, Trần Bá Tường. Ngoài ra còn có các đội khác như Hồ bắc với chủ tướng Lý Nghĩa Đình, Triết giang với chủ tướng Lưu Ức Từ … cũng rất có thực lực. Giải đấu kết thúc, Thượng hải đoạt ngôi vô địch đồng đội, trong đó Vinh Hoa ngồi ở bàn 2 đã lập công không ít.Tiếp theo giải đồng đội là giải cá nhân. Các lộ anh hùng lại nổi lên, ai chẳng muốn tranh đoạt tòa bảo điện. Trước giải 3 người được đánh giá cao nhất là Dương Quan Lân, Lý Nghĩa Đinh, Vương Gia Lương. Hồ Vinh Hoa khi ấy mới 15 tuổi, chẳng có ai để ý tới.
Nhìn từ thực lực trước giải, đội Thượng hải đã không đặt ra mục tiêu vô địch cho Hồ Vinh Hoa, chỉ đặt ra mục tiêu lọt vào nhóm quốc thủ. Trước giải mọi người luôn giúp cậu đưa ra đối sách. Ván nào đấu với ai, nên đi thế nào, trình độ của đối thủ ra sao, mọi người còn giúp cậu phân tích, nghiên cứu, ngoài những biến thường gặp còn đưa ra các biến mới, ngoài ra cậu còn phải tìm hiểu kỹ về cờ của Dương Quan Lân, Lý Nghĩa Đình, Vương Gia Lương… để hiểu rõ ưu khuyết điểm của bọn họ, trước là biết mình biết mình, sau là đưa ra đối sách cho bản thân.
Ngày 27 tháng 10, giải cá nhân khai mạc ở nhà văn hóa lao động Bắc kinh. Tham gia giải là 10 người đứng đầu bàn 1, 6 người đứng đầu bàn 2, 4 người đứng đầu bàn 3 trong giải đầu đội, tổng cộng là 20 người, chia làm 10 vòng đấu.
Vòng 1, Hồ Vinh Hoa gặp “sát tượng năng thủ” Mạnh Lập Quốc. Vinh Hoa dùng “bình phong mã” chống lại ‘trung pháo quá hà xe” của Mạnh Lập Quốc, đây là một bố cục đối công kịch liệt, hai bết rất nhanh tiến vào giai đoạn công sát đoản binh tương kiến, Vinh Hoa lần đầu xuất chiến nên điếc không sợ sung, cậu lấy đa biến, linh hoạt chống lại thế công mãnh liệt của Mạnh, trải qua một hồi chém giết, giản hóa thế trận, hai bên tiến nhập vào giai đoạn tàn cục. Cuối cùng sau hơn 60 hiệp giao đấu, Vinh Hoa với xe pháo và quá hà tốt đã tạo thành thế tuyệt sát, bức Mạnh nhận thua.
Ván này hai bên đối công kịch liệt, trong toàn ván Hồ Vinh Hoa cấu tứ kỹ diệu, từ đầu tới cuối tràn đầy tinh thần cầu công, dũng mãnh của tuổi trẻ, thể hiện thực lực của bản thân, và ván ấy trở thành một trong những đối cục hay nhất của giải. Đây cũng là ván đầu tiên Hồ Vinh Hoa tham gia giải cá nhân toàn quốc.
Vòng 2, Hồ Vinh Hoa tao ngộ “thần đồng kỳ đài” Lý Nghĩa Đình của Hồ bắc. Đây lại cũng là một cuộc chiến khốc liệt. Về kỳ nghệ, Lý Nghĩa Đình công lực thậm, đi cờ đã vững chắc lại linh hoạt đa biến, là quán quân năm 1958 và á quân năm 1958. Trải qua hơn 4 giờ khổ chiến, hai bên đã chẳng còn lực tấn công, đành bắt tay nói hòa.
Vòng 3, diễn ra vào ngày 28 tháng 10, Hồ Vinh Hoa càng thêm phần khó khăn khi đụng độ “đệ nhất quốc thủ đương thời” Quỷ thúc Dương Quan Lân. Đối diện với cường địch, Vinh Hoa và các vị lão sư cùng nhau thương nghị để đưa ra đối sách. Vinh Hoa cho rằng, ván này chỉ có thể xuất kỳ bất ý mới có thể giành được thắng lợi. Sau khi phân tích các ván của Dương trong giải đồng đội và ván đấu của Dương lão với Vương Gia Lương, mọi người quyết định chọn bố cục “tả pháo phong xa” để đối phó với Dương lão.
Cả ngày đêm trước hôm thi đấu, đội Thượng hải ở lì trong phòng thẩm các biến của “tả pháo phong xa”, biến này vừa bị bác bỏ, biến khác lại được đưa ra. Phương án lý tưởng cuối cùng được mọi người thống nhất lại là: “tùy vào diễn biến, dám liều dám thắng, chiến lược coi thường đối thủ nhưng trên chiến thuật tôn trọng đối thủ”.
Mặt trời ló dạng nơi phía đông, một ngày mới lại bắt đầu. Buổi sáng đó, Từ Thiên Lợi bắt gặp Dương Quan Lân, ông vui vẻ nói: “lão Dương cẩn thận, tiểu quỷ của bọn ta lợi hại lắm đấy”. Dương lão chỉ cười và gật gật đầu.
Còn về Hồ Vinh Hoa? Trước lúc thi đấu cậu làm vài động tác tay chân, vươn vai hít thở chuẩn bị tinh thần cho cuộc quyết chiến này. Sau khi an tọa vào chỗ đấu, dường như cậu đã trở thành một con người khác, đâu có giống một đứa trẻ 15 tuổi, mà trông cậu già dặn trưởng thành một. Cậu ngẩng đầu, mặt đối mặt với Dương lão.
Hồ Vinh Hoa biết, ngồi trước mặt cậu là “Quỷ thúc” từng 3 lần quán quân toàn quốc, là người độc bá kỳ đàn. Vậy mà không biết là sự háo thắng của tuổi trẻ, hay sự cổ vũ của niềm tin và sức mạnh mà thời khắc đó trong đầu cậu không hề nghĩ tới chữ “bại”, và cậu luôn nghĩ chỉ cần chăm chú vào bàn cờ, thì Dương lão không phải là không thể đánh bại. Mặc dù khi bốc thăm, cậu bốc phải hậu thủ, nhưng cậu không hề sợ sệt, bởi trong đầu cậu chỉ có một tâm niệm: “bất luận ngồi trước mặt mình là ai, nhất định mình sẽ có cách chiến thắng”.
Giai đoạn khai cục, Hồ Vinh Hoa dùng “tả pháo phong xa” ứng chiến với “trung pháo thất lộ mã” của Dương lão. Đây là bố cục mới, cậu muốn tránh bố cục sở trường “trung pháo tuần hà pháo” của Dương lão, và đây cũng là kết quả lao lực của cả đội Thượng hải nhằm chuẩn bị cho Hồ Vinh Hoa.
Dương lão lúc này, kỳ nghệ đã đạt mức hỏa hầu thuần nhất, cao thâm không lường, làm sao có thể tỏ ra yếu đuối trước tiểu quỷ này được. Dương lão kế này không thành, kế khác đã tới, nhảy mã hà khẩu, ám đoạt trung binh, đất bằng đã dậy sóng.
Đối phó với nước này, Hồ Vinh Hoa suy nghĩ hồi lâu, sau đó quyết định phế pháo cướp công, một nước phế pháo đã thể hiện rõ sự cương cường của tuổi trẻ. Hồ Vinh Hoa mở ra cục diện, ván đấu bỗng chốc trở nên sôi động. Dương lão vì tham ăn pháo, các quân bị cô lập, giam hãm hết. Cuối cùng Vinh Hoa khéo dụng xe tốt, trực đảo hoàng long. Dương lão vất vả thủ đến hiệp 78, cuối cùng mất mã. Trận chiến này được nhân sỹ giới cờ gọi là ‘cổ thiết lư của Dương Quan Lân”, cũng có người nói là “lời bế mạc của thời Dương Quan Lân”.
Hướng tới mục tiêu lý tưởng xông lên, Vinh Hoa tràn đầy niềm tin. Tiếp theo, cậu lại chiến thắng vài danh thủ. Vòng cuối cùng, trước mặt cậu lại xuất hiện một hiểm nguy khác. Lúc này, Chu Kiếm Thu với ưu thế hơn 1 điểm đang dẫn đầu giải. Theo sau là Vinh Hoa, Dương Quan Lân, Hà Thuận An, cả 3 đang bằng điểm nhau. Liệu Vinh Hoa có thể đoạt ngôi quán quân không?
Kết quả rút thăm vòng cuối cùng là Hà Thuận An gặp Chu Kiếm Thu, Hồ Vinh Hoa gặp Lưu Ức Từ và Dương Quan Lân gặp một cao thủ khác. Theo quy định khi ấy, những người bằng điểm nhau, sẽ dựa trên kết quả đối đầu trực tiếp để tính thành tích. Kết quả đối đầu khi ấy là Vinh Hoa thắng Dương lão, hòa Hà sư phụ. Dương lão thua Vinh Hoa, hòa Hà Thuận An. Chu Kiếm Thu dù hơn 1 điểm nhưng lại thua Dương lão. Không còn nghi ngờ gì nữa, chức vô địch chỉ là sự cạnh tranh giữa 4 người, nó sẽ về tay ai vẫn còn là một câu đố chưa có lời đáp.
Thượng hải khi ấy không thẹn là một tập thể đoàn kết, để bảo đảm chức vô địch về tay Thượng hải, bọn họ đã đưa ra quyết định: trong trận Hà Thuận An và Chu Kiếm Thu nhất định phải có thắng thua.
Ngày hôm sau, ở vòng cuối cùng, cuộc chiến giữa Hà Thuận An và Chu Kiếm Thu quả nhiên có thắng thua, và phần thắng đã thuộc về Hà Thuận An. Dương Quan Lân cũng nhanh chóng giành được thắng lợi. Ván giữa Hồ Vinh Hoa và Lưu Ức Từ vẫn còn đang tiếp diễn.
Lưu Ức Từ là danh thủ của Hàng châu, vì thuở nhỏ mất mẹ nên cố ý đặt tên là “Ức Từ”. Thưở nhỏ học cờ tại “Hỷ vũ đài kỳ hội”. Kỳ phong của Lưu ổn định, vững chắc, trong nhu có cương. Ở giải cá nhân lần thứ nhất và lần thứ 2 đều giành được hạng 3. Khi ấy “kỳ đàn tổng tư lệnh” Tạ Hiệp Tốn có bình về kỳ nghệ của Lưu như sau: “Bình tâm tĩnh khí, không nhanh không chậm, dù thất thế vẫn có thể mưu hòa”. Vì Từ rất am hiểu về bố cục “tiên nhân chỉ lộ”, thêm vào đó lại rất thích rượu, đêm trước thi đấu thường hay đối ẩm, vì thế Từ có mỹ hiệu “lão tiên nhân”.
Hồ Vinh Hoa đã không phụ lòng trông đợi của mọi người, cuối cùng đã kích bại được Lưu Ức Từ. Đến đây, giải đấu đã kết thúc. 3 người Hồ Vinh Hoa, Hà Thuận An, Dương Quan Lân bằng điểm nhau, nhưng do Hồ Vinh Hoa thắng Dương lão, hòa Hà sư phụ nên đã đoạt chức quán quân. Hà Thuận An đoạt á quân, và Dương Quan Lân chỉ đoạt hạng 3.Hồ Vinh Hoa giành ngôi quán quân, khi ấy cậu mới chỉ 15 tuổi. Đây là một kỳ tích trong lịch sử cờ tướng Trung Quốc, đồng thời cũng mở ra thời kỳ “thập liên bá” độc bộ kỳ đàn
Đại chiến Hợp phì
Kỳ tích vừa mới xuất hiện, không ngờ rằng hứng thú và sở thích của Hồ Vinh Hoa lại chuyển ngoặt, chuyển sang chơi cờ vây. Cậu vứt đi xe, pháo, mã để tìm mộng ước trong thế giới đen trắng của cờ vây. Vì lãnh đội Thượng hải quyết định để Hồ Vinh Hoa chuyển sang cờ vây. Quãng thời gian từ cuối năm 1961 đến tháng 3 năm 1962, Hồ Vinh Hoa chuyển sang nghiên cứu cờ vây.Mùa hè năm 1962, truyền thống giao hữu cờ tướng mỗi năm một lần giữa Thượng hải và Quảng đông diễn ra. Dương Quan Lân dẫn quân Quảng đông tới Thượng hải. Hồ Vinh Hoa vẫn là một trong 3 người xuất chiến của Thượng hải, nhưng kết quả của cậu rất thảm hại. Trong 6 ván giao đấu thì cậu chỉ giành 3 hòa 3 thua. Tin tức này nhanh chóng lan truyền đến lãnh đạo của Thượng hải. Các vị ấy đã gọi điện tới đội cờ bắt đưa Hồ Vinh Hoa trở lại với cờ tướng. Vậy là Vinh Hoa lại quay lại với con đường mà cậu mới tạo ra kỳ tích, nhưng lúc ấy cách giải cá nhân toàn quốc không còn bao xa.
Từ ngày 4 tháng 11 đến ngày 7 tháng 12, giải cá nhân toàn quốc diễn ra tại thành phố Hợp phì. Tham gia giải có 26 cao thủ tới từ khắp nơi trên đất nước. Dù chỉ có 26 người tham gia, nhưng giải diễn ra trong hơn 1 tháng với 25 vòng đấu.
Sau khi bắt đầu giải, Hồ Vinh Hoa của Thượng hải, Lý Nghĩa Đình của Hồ bắc, Dương Quan Lân của Quảng đông băng băng tiến lên. Sau 5 vòng bọn họ vượt hẳn lên. Không nghi ngờ gì nữa, chức vô địch lần này chỉ là sự cạnh tranh giữa 3 người bọn họ. Đến vòng 6, Hồ Vinh Hoa bị Lý Nghĩa Đình kích bại. Lại trải qua 3 vòng chém giết, tới vòng 9 cả 3 lại cùng được 15 điểm. 3 người liên tục tranh đoạt. Tới vòng 15, Dương Quan Lân kích bại Lý Nghĩa Đình. Đến vòng 20, Hồ Vinh Hoa chiến hòa Dương Quan Lân. Như vậy giữa 3 người bọn họ thì Dương Quan Lân 1 thắng 1 hòa, Lý Nghĩa Đình 1 thắng 1 thua, Hồ Vinh Hoa 1 thua 1 hòa.
Tới Vòng 23, Dương Quan Lân được 36 điểm dẫn đầu, theo sát phía sau là Hồ Vinh Hoa và Lý Nghĩa Đình cùng được 35 điểm. Giải đấu chỉ còn 2 vòng, cuối cùng hoa rơi nhà ai, vẫn đang còn là một câu đố.
Đến vòng 24, Dương Quan Lân bị Vương Gia Lương bức hòa, trong khi Hồ Vinh Hoa giành thắng lợi quan trọng trước Đới Vinh Quang của Giang tô. Lúc này Hồ Vinh Hoa và Dương Quan Lân cùng được 37 điểm vượt lên dẫn đầu giải. Vòng này Lý Nghĩa Đình gặp trở ngại lớn mang tên Hà Thuận An.
Giữa Hà và Lý chỉ là một ván đấu, nhưng để đánh tốt ván này Hà đã nghĩ rất nhiều. Hà nghĩ rằng: “cơ hội vô địch của bản thân đã không còn, nhưng để trợ giúp đệ tử, ông nhất định phải có điểm trong ván này, nếu để Lý giành thắng lợi thì gần như Lý cầm chắc trong tay 7, 8 phần vô địch, nghĩ tới đó ông thầm hạ quyết tâm, vì vinh nhục của Thượng hải, vì tiểu Hồ, ván này nhất quyết phải kích bại Lý’.
Cuộc đại chiến này diễn ra từ 8 giờ sáng tới 1h chiều thì “phong cờ”, song phương vẫn chưa thể có thắng thua, nhưng nhìn toàn cục mà nói, Lý Nghĩa Đình đang ưu thế một chút. Bước ra khỏi phòng đấu, tâm trạng của Hà thật nặng nề, ông chẳng thể cười nổi. Bất luận gặp ai, ông cũng chỉ im lặng. Dù ban tổ chức đã chuẩn bị bữa ăn trưa rất ngon thì ăn cũng chẳng thể ăn nổi. Ăn qua loa, ông nặng nề bước về phòng đấu.
Đối với hai kỳ thủ sau khi phong cờ trong các giải đấu bây giờ không có bất cứ quy định gì, hai bên có thể tìm người tham khảo ý kiến, từ đó tìm ra đối sách ứng phó thích hợp. Nhưng giải năm 1962 không giống như bây giờ, khi ấy có quy định, khi phong cờ thì “phong luôn cả người”, nghĩa là khi ra khỏi phòng thi đấu các kỳ thủ chỉ được tiếp với trọng tài. Trong thời gian phong cờ, 2 kỳ thủ dù là đi ăn, đi vệ sinh hay làm bất cứ chuyện gì đều phải có được sự đồng ý của trọng tài, và phải có người đi theo giám sát.
3h chiều, trận chiến tiếp tục, sau khi mở phong cờ, Hà Thuận An và Lý Nghĩa Đình tiếp tục thi đấu trong một căn phòng nhỏ bí mật. Trong căn phòng nhỏ bí mật ấy, ngoài trọng tài, bất cứ người nào cũng không được ra vào.
Dường như tất cả mọi người đều cho rằng, Lý Nghĩa Đình thắng chắc, Hà Thuận An thua chỉ là vấn đề thời gian. Ngờ đầu, tình hình lại có sự thay đổi. Hai người đánh tới gần 5 giờ đồng hồ, chuẩn bị phong cờ lần thứ 2, lúc này Lý đầu óc mụ mị bỗng dưng đi ra một nước yếu, mang lại cho Hà một cơ hội ngàn năm khó gặp, Hà nhanh chóng nắm lấy cơ hội, kỹ diệu đi cờ bức hòa Lý. Hà cuối cùng cũng được như sở nguyện, kiếm được từ Lý 1 điểm. Như vậy, Lý bây giờ kém Hồ Vinh Hoa và Dương Quan Lân 1 điểm.
Sau khi Lý Nghĩa Đình đồng ý hòa, Hà Thuận An mới có thể thở phào nhẹ nhõm, hai mắt ngưng thần, toàn thân rã rời, ngã gục xuống ghế. Hà đã quá mệt, lại quá căng thẳng, vì để cầm chân Lý, vì để giúp đỡ Hồ Vinh Hoa đoạt ngôi quán quân, Hà lão tiên sinh chấp nhận trả giá mọi thứ.
Vòng cuối cùng, cả Hồ Vinh Hoa, Dương Quan Lân, Lý Nghĩa Đình đều giành thắng lợi trước các đối thủ của mình. Như vậy Hồ Vinh Hoa, Dương Quan Lân cùng điểm, đồng chức vô địch. Đây là lần duy nhất trong lịch sử kỳ đàn 1 năm có 2 vị quán quân. Lý Nghĩa Đình kém 1 điểm, đành ấm ức nhận ngôi á quân. Từ năm 1964 đến năm 1979, Hồ Vinh Hoa liên tục giành thêm 8 lần vô địch, hoàn thành vỹ nghiệp “thập liên bá” của Hồ.
THẤT BẠI LƯ SƠN
Hồ Vinh Hoa 10 lần vô địch liên tiếp, độc bá kỳ đàn suốt 20 năm ròng, với người thường mà thấy thì Hồ toàn thuận buồm xuôi gió. Nhưng đến năm 1980. Hồ Vinh Hoa đã gặp một thất bại nặng nề, đó là phải xuống chơi ở Ất tổ.Tờ báo thể dục ngày 31 tháng 12 năm 1980 đã đưa tin rằng: “kỳ đàn tân tú, thập liên bá Hồ Vinh Hoa phải xuống chơi ở Ất tổ…” Suốt trong một thời gian dài tiếp sau đó, liên tục đưa các tin như Hồ Vinh Hoa và thất bại Lư sơn, Hồ Vinh Hoa thất bại vì đâu…
Có một ký giả rất “hứng thú” về Hồ Vinh Hoa đã thực hiện một cuộc phỏng vấn Hồ trong quãng thời gian này:
“Xin tiên sinh cho biết, đối với các bình luận trên các mặt báo, tiên sinh cảm thấy thế nào?”
“Hỏi tôi phải làm sao trả lời đây? Đương nhiên đang là “thập liên bá” bỗng dưng phải chơi ở Ất tổ, xem ra đó có thể coi như là tin “giật gân”, nhưng tin giật gân đó sớm muộn cũng sẽ xảy ra, bởi một người không thể mãi mãi chiến thắng, nói ra cũng có chút hổ thẹn, nhưng quả thật thất bại ở Lư sơn nằm ngoài dự liệu của tôi.”
Hồ Vinh Hoa 15 tuổi bước chân ra kỳ đàn, từ đó đến nay vẫn rất thuận buồm xuôi gió, khi bỗng nhiên Hồ gặp thất bại, phải chịu bao lời chỉ trích. Đối diện với bao nhiêu lời bình luận trên các mặt báo, Hồ Vinh Hoa nghĩ rất lâu, rất lâu. Trong con mắt xa xăm, nặng nề của Hồ dù không bắt gặp ánh mắt lo lắng của giải toàn quốc năm đó, nhưng trong suốt một quãng thời gian dài, tinh thần của Hồ vẫn không thể rời khỏi Lư sơn.
Ngồi trước Hồ lúc này là kẻ địch lớn nhất đời Hồ- Quỷ thúc Dương Quan Lân. Trong những giải đấu lớn trước đây, Hồ thắng Dương lão nhiều hơn là thua. Và lần này hai người gặp nhau, Hồ lại có lợi thế đi tiên, cơ hội thắng đương nhiên sẽ lớn hơn, hoặc giả muốn hòa cờ cũng không phải là vấn đề quá lớn. Bước vào cuộc chiến, Hồ tự tin dùng sở học của bản thân “phi tượng cục” để đối phó với Dương lão.
“Lại là phi tượng cục”, đây là bố cục bị nhiều nhân sỹ giới cờ cho là thắng ít thua nhiều, là bố cục bị động chịu đòn. Nhưng đối với bố cục này, Hồ lại có những kiến giải riêng, trải qua hơn 20 năm nghiên cứu, tìm tòi, giờ nó đã trở thành “trấn sơn pháp bảo” của Hồ. Dương lão đã từng dùng quãng thời gian 10 năm, lao tâm khổ tứ, nghiên cứu ra đương đầu pháo phá phi tượng cục, nhưng lại thường trúng phải mai phục của Hồ.
Đến lúc này, Dương lão lại sợ “trúng chiêu” của Hồ, nên đã không đi đương đầu pháo, mà lựa chọn nước đi tương đối vững chắc, đóng chặt cửa thành, gia tăng phòng thủ, mưu cầu một cục diện bình ổn. Hồ lại chưa từng muốn một đối cục vô vị, nhạt nhẽo, Hồ không chịu đựng được nữa, bèn đẩy mạnh thế công, lúc này Hồ đã vây khốn được 1 pháo của đối phương, hình thế đại ưu. Khi ấy Dương lão liên tục lắc đầu, trải qua hơn 20 phút suy nghĩ, ông vẫn luôn nghĩ rằng, cơ hội hòa cờ đã ngày một ít đi. Ngờ đâu, trong tình thế đó, Hồ lại đi một nược “cực kỳ yếu”, làm Dương lão có cơ hội phản công.
Hồ Vinh Hoa vốn nghĩ rằng đi con pháo ở bên cạnh tiểu tốt, nhưng ma xui quỷ khiến thế nào Hồ lại cầm con tốt xông lên, nước đó không cần vội, nhưng đã để cho “con pháo chết” của Dương lão trở thành “con pháo sống”, hơn nữa chỉ vài nước sau, Dương lão lại chém mất 1 mã của Hồ.
Trong hối hận Hồ đã bại ván đó. Vòng đầu tiên đã thua cờ, trong lịch sử kỳ chiến của Hồ chưa từng gặp phải, nếu theo kinh nghiệm trước đây, Hồ sẽ rất nhanh điều chỉnh tâm thái, khôi phục lại tinh thần, nhưng tình hình này không giống những lần trước. Tiếp theo là 3 ván hòa của Hồ. Vòng 5, là một thất bại ngoài dự liệu trước Hồ Viễn Mậu của Hồ bắc, vòng 6 Hồ mới có ván thắng đầu tiên. Nhưng vòng 6 và 7 lại là hai thất bại liên tiếp trước Lữ Khâm và Từ Thiên Lợi, cuối cùng Hồ bật ra khỏi nhóm 10 của giải và bị giáng xuống Ất tổ.
Trong các giải toàn quốc năm 1981 và 1982, Hồ lại 2 lần không thể đoạt được ngôi cao nhất, thế là có người chất vấn rằng: “phải chăng thời kỳ rực rỡ của Hồ Vinh Hoa đã vĩnh viễn qua đi”, cũng có người cao hứng nói rằng: “thời kỳ phi Hồ tất Dương đã qua rồi”
Hồ Vinh Hoa liên tục 3 lần mất đi ngôi quán quân, cuối cùng nguyên nhân là vì đâu? Trong bài ‘Hồ Vinh Hoa thất bại vì đâu” nhiều người đã phân tích rằng: “Đầu tiên, một nguyên nhân quan trọng là trình độ của các nhất lưu cao thủ đã được kéo xích lại gần nhau, đặc biệt là sự “đổ bộ” của một loạt kỳ thủ trẻ tuổi, bọn họ có sự táo bạo của tuổi trẻ, đem đến sự uy hiếp rất lớn đối với Hồ Vinh Hoa, Dương Quan Lân… Ngoài ra, cùng với sự phát triển của các hoạt động cờ, các tư liệu, tài liệu về cờ ngày càng nhiều. Sau mỗi giải đấu, các đối cục của Hồ Vinh Hoa lại trở thành đối tượng để mổ xẻ, phân tích trên khắp các mặt báo, đây là điều kiện rất tốt để mọi người nghiên cứu về kỳ nghệ của Hồ. Một điều tương phản là Hồ muốn nghiên cứu về người khác lại khó khăn hơn rất nhiều, vì tư liệu của các kỳ thủ khác không nhiều như tư liệu về Hồ. Từ đó có thể thấy, Hồ 3 lần liên tiếp thất bại, là ngẫu nhưng cũng lại là tất yếu.
“Một người không thể vĩnh viễn hùng cứ kỳ đàn, chức quán quân sớm muộn cũng sẽ mất đi, nhưng nó quá đột ngột. Đây là vì sao? Lẽ nào mình thật sự tuột dốc không phanh?” Bao nhiêu đêm mất ngủ, Hồ Vinh Hoa vẫn đau đáu đi tìm lời đáp. Đồng thời, Hồ cũng có được niềm an ủi, “chức quán quân mất đi, điều đó chứng tỏ cờ đang rất phát triển, phía sau đã có người kế cận, có càng nhiều người vượt qua mình càng tốt chứ sao, vì sao mình cứ phải “trầm lặng”, chỉ cần mình nỗ lực thì sợ gì gió to sóng lớn, nào cố lên, cố lên!”, nghĩ đến đây Hồ tự thề với lòng mình: “Thua cờ nhưng không thua khí, chức quán quân mất đi thì cố đoạt lại”.
KHÔI PHỤC HÙNG PHONG
Người, bỗng chốc đang từ đỉnh cao rơi xuống mặt đất, có lẽ là nỗi đau cực độ, thảm bại Lư sơn, 3 lần liên tục mất ngôi quán quân, nếu đổi là người khác vị tất đã chịu đựng được, nhưng Hồ Vinh Hoa thì khác, Hồ không những không để con tim nguội lạnh, ngược lại khát vọng chiến đấu trong Hồ ngày một mãnh liệt hơn.Hồ Vinh Hoa tự thức tỉnh bản thân rằng, trong thời quần hùng cát cứ, muốn vượt qua người khác phải khôi phục niềm tin, cố gắng bội phần. Trong 3 năm, Hồ lao vào nghiên cứu, tìm tòi các bố cục, đặc biệt là bố cục phản cung mã đã chết cách đấy 30 năm. Để chiến thắng đối thủ, Hồ đã phân tích, nghiên cứu toàn bộ các đối thủ đã từng gặp trong giải toàn quốc, hơn nữa Hồ đã tự nhủ rằng: “dù là đối thủ đã từng thua mình 10 ván, 20 ván, nhưng đối phương nhất định có sở trường riêng, trong giao đấu nhất định không được khinh xuất.
Tháng 11 năm 1983, lúc này trời đã cuối thu bắt đầu sang đông, nhưng Xuân thành- Côn minh vẫn cứ rất náo nhiệt. Năm ấy giải cá nhân toàn quốc được tổ chức tại Côn minh. Trước giải có người hỏi Hồ rằng: “giải này ai sẽ là đối thủ lớn nhất của tiên sinh?” Hồ đã trả lời rằng: “là bất cứ người nào?”
Năm ấy Hồ Vinh Hoa đã 38 tuổi. Sau 3 năm khổ luyện, có lẽ Hồ đã chuẩn bị chuẩn bị rất kỳ càng cho giải. Tiến vào giải Hồ tràn đầy tự tin. Trải qua hơn 10 ngày giao chiến kịch liệt, cuối cùng Hồ với thành tích bất bại 8 thắng 5 hòa, đã lại một lần nữa lên ngôi cao nhất. Khi Hồ lên bục nhận giải, lúc quay xuống có đôi lời với mọi người, dường như nước mắt đã chảy ra nơi khóe mắt Hồ, phải chăng đó là những giọt nước mắt sung sướng hạnh phúc? Từ khi binh bại Lư sơn cho đến khi khôi phục hùng phong, Hồ Vinh Hoa đã hiểu ra rằng, một kỳ thủ ưu tú nhất định vĩnh viễn phải theo đuổi, vĩnh viễn phải tiến lên.
Hồ Vinh Hoa dù đã 11 lần ngồi lên tòa bảo điện, nhưng Hồ chưa một ngày tự mãn, lúc nào cũng theo đuổi, tiến công. Dù trong giải cá nhân năm 1984, Hồ lại một lần nữa thất bại, nhưng Hồ đã không còn cảm thấy bị đả kích nặng nề. Hồ đã nhận ra đây là: “xu thế phát triển tất yếu, một người vĩnh viễn không thể độc cô cầu bại”, và vì thế Hồ lại nỗ lực tranh đấu.
NGUYỆN VỌNG CỦA HỒ VINH HOA LẠI MỘT LẦN THÀNH HIỆN THỰC
Mùa thu tiết trời mát mẻ, thành Nam kinh ngập tràn trong cảnh sắc thu. Ngày 28 tháng 9 năm 1985, giải cá nhân toàn quốc khai mạc ở nhà văn hóa Ngũ đài sơn. Nơi nhà thi đấu, rất nhiều khuôn mặt quen thuộc đã bị thay thế bởi những khuôn mặt xa lạ, không ít lão tướng quân đã không còn thấy nữa, một loạt các kỳ thủ trẻ xuất hiện. Nhớ lần đầu tiên tham dự giải cá nhân, Hồ cũng trẻ thơ như bọn họ vậy, giờ đây Hồ đã ở độ trung niên. Trước giải, có người hỏi Hồ rằng: “Lần này ai sẽ vô địch, tiên sinh tự tin vào bản thân mình ở giải này chứ?”Hồ Vinh Hoa cười lớn, sảng khoái trả lời: “kẻ mạnh tự nhiên sẽ vô địch, Hà bắc Lý Lai Quần, Hồ bắc Liễu Đại Hoa, Quảng đông Lữ Khâm, Hắc long giang Triệu Quốc Vinh… bất kỳ ai trong bọn họ, nếu phát huy tốt thực lực đều có thể vô địch”
“Còn tiên sinh thì sao?”
“Về phần tôi, nếu có thể đoạt sẽ đoạt, nếu không đoạt được cũng chẳng hề gìf”
Giải lần này, liệu Hồ có thể vô địch không?, nhưng bản thân Hồ đã coi nhẹ chuyện thắng thua. Luận về thực lực, dù Hồ rất mạnh, nhưng gặp phải sự ngăn cản của một loạt kỳ thủ trẻ có thực lực, ưu thế tuyệt đối của Hồ cũng đã dần dần giảm đi.
Vào giải, Hồ thận trọng trong từng cuộc chiến một, dốc sức trong từng ván một, trải qua hơn nửa tháng giao chiến, cuối cùng Hồ lại một lần nữa lên ngôi vô địch.
Trong 30 năm, từ năm 1955 đến năm 1985 đã tổ chức 20 lần giải vô địch cá nhân toàn quốc, một mình Hồ đã đoạt tới 12 lần vô địch. Trước đây chưa từng có ai làm được, sau này liệu không biết có ai có thể làm được như Hồ không.
CUỘC CHIẾN VƯƠNG GIẢ
Hồ Vinh Hoa không chỉ tạo ra vô số kỳ tích trước nay chưa từng có trong các giải cá nhân toàn quốc, mà còn tạo ra vô số chiến tích huy hoàng trong các giải mới xuất hiện. Trong đây ghi chép lại quang cảnh giải Kỳ vương lần đầu tiên được tổ chức.Màn đêm đang buông xuống nơi thành phố Cáp nhĩ tân, ánh đèn được thắp lên. Kỳ viện Hắc long giang tọa lạc trên đường Hòa bình, cả kỳ viện đèn đuốc sáng choang, vài người đang thì thầm to nhỏ, vài người đang đi đi lại lại trong phòng thi đấu trên lầu 2.
Trải qua vài ngày bận rộn, bây giờ ở nơi đây đã được bố trí rất trang hoàng. Chính giữa bức tường treo một hàng chữ lớn: “Giải cờ tướng Kỳ vương lần đầu tiên”. Giải lần này do bảo thể thao toàn quốc, kỳ viện Hắc long giang, nhật báo Hắc long giang, đài truyền hình Hắc long giang lien kết tổ chức. Nhận lời mời tham dự giải có các kỳ thủ Thượng hải Hồ Vinh Hoa, Hà bắc Lý Lai Quần, Hồ bắc Liễu Đại Hoa, Hắc long giang Triệu Quốc Vinh, Hắc long giang Vương Gia Lương, Liêu ninh Bốc Phụng Ba, kỳ vương Hương cảng Tăng Ích Khiêm, kỳ vương philippin Trần La Bình.
Một trận chiến khốc liệt sắp bắt đầu, vị kỳ vương đầu tiên của cờ tướng sắp được ra đời nơi đây, làm chúng ta mãi mãi ghi nhớ ngày này- ngày 9 tháng 10 năm 1988.
Buổi trưa ngày mùng 9, một chiếc xe con chầm chầm dừng trước của lớn của khách sạn Ngân hà, từ trên xe bước xuống một vị trung niên, tuổi chừng ngoài 40, người đó chính là Hồ Vinh Hoa. Dù mới trải qua một chặng đường dài, nhưng không hề có chút mệt mỏi nào nơi Hồ, đối diện với bao nhiêu người, Hồ mỉm cười, bắt tay thân thiết với bao người.
Sau bữa cơm chiều, Hồ về phòng khách sạn đóng cửa nằm nghỉ. Hồ đã không chuẩn bị cờ, cũng chẳng suy nghĩ cách đối phó với đối thủ, Hồ vùi đầu vào đọc một cuốn tiểu thuyết võ hiệp. Không biết là do những chưởng lực trong truyện hấp dẫn, hay do những tình tiết cảm động lòng người cuốn hút mà suốt buổi chiều hôm ấy Hồ không thể rời quyển truyện.
Sau buổi cơm tối, công việc bốc thăm được bắt đầu. Đối thủ vòng đầu tiên của Hồ chính là Hồ bắc Liễu Đại Hoa. Chính Liễu là người chấm dứt 20 năm độc bá kỳ đàn của Hồ, năm ấy chính Liễu là người cướp đi vương miện trên tay Hồ, từ đó cuộc chiến Hồ Liễu được nhân sỹ giới cờ gọi là “cuộc chiến oan gia”. Có một người đã thống kê rằng, từ năm 1974 trở đi, hai người đã giao tranh hơn 50 ván, cho đến giải đồng đội toàn quốc năm 1988, hai bên dường như cân bằng thắng thua. Trước giải này trong một cuộc biểu diễn, Liễu thua liền hai ván. Như vậy, đến trước giải kỳ vương Hồ đang dẫn trước Liễu hai ván.
Hồ với lợi thế đi tiên, đã bày bố cục tiên nhân chỉ lộ, Liễu không ngần ngại đối phó lại bằng pháo để tốt. Bố cục này, mấy chục năm trước đã thịnh hành một thời. Đánh đến hiệp 11, Hồ đã thay nước nhảy biên mã bằng nước mới bình pháo, điều này làm cho Liễu không có tư tưởng chuẩn bị rơi vào cạm bẫy.
Về sau, hai bên thay nhau khống chế và phản kháng. Liễu ban đầu có binh 3 quá hà, về sau Hồ không chịu kém cạnh. Trung binh vừa tính xe vừa qua hà. Tiếp theo, Liễu lợi dụng vị tượng xấu của Hồ, đi một loạt nước mạnh và đã ăn được binh qua hà của Hồ. Hồ nhìn thấy hình thế lúc này, biết rằng nếu cứ tiếp tục vây chiến cũng chẳng dễ dàng gì, thế là bắt tay nói hòa cùng Liễu.
Đấu xong, Hồ lại về phòng đọc cửa, tiếp tục đọc chưởng. Lúc này, là Hồ đang nghĩ gì? Vì sao Hồ không chuẩn bị chiến thuật cho các cuộc chiến tiếp theo, quyển truyện chưởng kia đem lại điều gì cho Hồ, chẳng ai có thể biết được.
Vòng 2, Hồ nhẹ nhàng giành thắng lợi trước Trần La Bình của philipin. Ngày 11 tháng 10, diễn ra vòng 3, buổi chiều sau hơn 2 giờ giao đấu, đã có 2 bàn có kết quả, đó là Bốc Phung Ba thắng Trần La Bình, Hồ hòa Lý Lai Quần. Còn hai bàn vẫn chưa có kết quả, đó là Vương Gia Lương gặp Liễu Đại Hoa, Triệu Quốc Vinh gặp Tăng Ích Khiêm.
Tiết thu khí trời mát mẻ, trời trong mây sáng. Trên con đường quốc lộ, một chiếc xe ô tô phi như bay. Trải qua hành trình hơn 6 giờ, chiếc xe dừng lại trước khách sạn Đại khánh hoa lệ. Buổi chiều, người Đại khánh nhiệt tình hiếu khách vì các kỳ thủ đã chuẩn bị một bữa tiệc rất thịnh soạn.
Do Hồ tư lệnh danh tiếng rất lớn, cho nên người tới chúc tụng cũng đặc biệt nhiều, anh một cốc, tôi một cốc, cứ luân phiên nhau chúc tụng như vậy. Nếu như trên bàn cờ mà xa luân chiến, Hồ tư lệnh tuyệt đối không thua kém ai, nhưng đây là xa luân chiến trên bàn rượu, làm tư lệnh khó mà chống đỡ. Khi buổi tiệc kết thúc, Hồ đã bắt đầu chếnh choáng, bước đi đã có phần xiêu vẹo. Tôi thường cùng Hồ tư lệnh đối ẩm, vậy mà đây là lần đầu tiên nhìn thấy Hồ trong tình trạng như vậy. Sợ xảy ra chuyện ngoài ý muốn, tôi bèn dìu Hồ về phòng. Không ngờ được rằng, vừa dìu Hồ nằm lên giường, thì Hồ đã trợn trừng mắt hỏi tôi: “bàn cờ của A Vinh thế nào rồi?”, làm tôi giật mình kinh hãi.
Thời khắc ấy, ở phòng bên cách một bức tường, Triệu Quốc Vinh và Tăng Ích Khiêm vẫn còn đang chém giết dữ dội. Hồ tư lệnh trong lòng hiểu rằng, lần này nếu Hồ muốn xưng vương, thì đối thủ lớn nhất chính là tiểu Đông bắc hổ Triệu Quốc Vinh. Xem ra Hồ tư lệnh vẫn chưa say, đầu óc vẫn còn đang rất minh mẫn. Cuối cùng Hồ lẩm nhẩm nói: “Tôi uống không được nhiều, ngày mai chắc không đánh nổi rồi”.
Ngày hôm sau, trên bảng xếp hạng, quả nhiên Hồ lại có thêm 2 điểm. Hồ đã khéo dụng quân kích bại được Liêu ninh tướng quân Bốc Phụng Ba. Vậy là, sau 4 vòng Hồ Vinh Hoa, Lý Lai Quần, Triệu Quốc Vinh cùng giành được 2 thắng 2 hòa cùng nhau dẫn đầu, có là một cục diện thú vị. Giải đang ở giai đoạn quyết định.
Ngày 13 tháng 10, vòng 5 diễn ra, tư lệnh gặp Đông bắc hổ Vương Gia Lương, ván đấu được tổ chức ở thành phố An đạt. Vương lão với lợi thế đi tiên đã dùng bố cục sở trường “thuận pháo trực xa đối hoành xa”, chỉ hơn 10 hiệp giao đấu, Vương lão đã nhặt mất của Hồ 1 mã. Nhưng tư lệnh quả là quái kiệt, dù mất 1 quân nhưng đối diện với nguy hiểm chẳng hề loạn, đã đánh ra những nước xuất thần, cuối cùng hình thành cục diện xe pháo tốt liên công phá thành, bức Vương lão nhận thua. Trong buổi tiệc mừng tối hôm đó, một vị lãnh đạo của An đạt đã nói với Hồ tư lệnh rằng: “Hi vọng Hồ đại sư thường tới chỗ chúng tôi làm khách”. Hồ nâng cốc uống một hớp, rồi nhìn Vương lão ở bên đùa vui rằng: “Hôm nay lẽ ra là tôi thua cờ, nhưng cuối cùng lại nghịch chuyển thành thắng, nơi đây quả là đất lành cho tôi, về sau tự nhiên là tôi sẽ thường xuyên tới đây rồi”
Sau vòng 5, Hồ tư lệnh và Triệu Quốc Vinh cùng 3 thắng 2 hòa, vượt lên dẫn đầu giải. Sang vòng 6 hai người tương ngộ, kết quả bất phân thắng bại. Vòng 7, diễn ra vào ngày 15 tháng 10 lại quay về đánh ở kỳ viện Hắc long giang. Trải qua một trận chém giết, kết quả cuối cùng là Hồ tư lệnh thắng Tăng Ích Khiêm, Triệu Quốc Vinh thắn Bốc Phụng Ba, Vương Gia Lương thắng Lý Lai Quần, Liễu Đại Hoa thắng Trần La Bình. Chuyện đên đây cũng vừa khéo, khi trưởng ban trọng tài tổng kết kết quả, phát hiện ra rằng Hồ tư lệnh và Triệu Quốc Vinh không chỉ bằng điểm, mà hệ số phụ cũng bằng nhau. Có câu rằng: “một nước chẳng thể có hai vua”, vì vậy không thể có hai kỳ vương cùng xuất hiện. Căn cứ theo quy định giải, Hồ tư lệnh và Triệu Quốc Vinh phải dùng cờ nhanh để quyết thắng thua. Trải qua bốc thăm, Hồ tư lệnh may mắn giành được lợi thế đi tiên.
Ván cờ nhanh trải qua 108 hiệp chém giết kinh tâm đởm phách, cuối cùng Hồ tư lệnh đã kích bại được Triệu Quốc Vinh. Cuối cùng thì giải kỳ vương lần thứ nhất đã kết thúc. Hồ tư lệnh đã trở thành “vương trung vương”
Huyền thoại mãi còn
Năm 1985, khi Hồ Vinh Hoa lần thứ 12 ngồi lên tòa bảo điện, thì lúc này trên kỳ đàn, vô số anh hùng hào kiệt đã nổi lên, Quảng đông có Lữ Khâm, Hà bắc có Lý Lai Quần, Giang tô có Từ Thiên Hồng, Hắc long giang có Triệu Quốc Vinh… hình thành cục diện cát cứ phân tranh, thế là có người nói rằng: “12 lần vô địch, e rằng đó là đỉnh cao nhất của Hồ lão sư”.Vậy mà Hồ tư lệnh lại không nghĩ như vậy, tư lệnh vẫn không chịu gác đao rửa kiếm, vẫn mãi kiếm tìm chức vô địch lần thứ 13. Vậy mà, từ năm 1986 đến năm 1996, trong 11 giải cá nhân toàn quốc được tổ chức, dù tư lệnh đã 2 lần giành á quân, 2 lần giành lý quân, nhưng chức quán quân vẫn cứ hững hờ trôi đi.
Muốn giành ngôi quán quân, phải dựa vào thực lực và phải có cơ ngộ. Năm 1980, khi Hồ tư lệnh binh bại Lư sơn, Lý Lai Quần đã từng nói rằng: “Hồ Vinh Hoa dù mất đi chức vô địch, nhưng không mất đi trình độ của nhà vô địch”. Bao năm nay, Hồ tư lệnh vẫn cho rằng câu nói đó là chính xác, vẫn tin rằng bản thân mình có thực lực để đoạt chức vô địch, chỉ là cơ ngộ chưa tới.
Hồ tư lệnh cứ mãi kiếm tìm như thế cho đến giải cá nhân toàn quốc năm 1997. Khi tư lệnh bước đến Chương châu- quê hương của hoa thủy tiên, có người hỏi tư lệnh rằng: “lần này liệu tiên sinh có thể đoạt chức vô địch lần thứ 13 không?”, Hồ tư lệnh cười vui vẻ mà trả lời rằng: “nếu có thể đoạt sẽ đoạt, đừng miễn cưỡng”. Điều đó cho thấy tâm thái bình lặng của tư lệnh.
Hồ tư lệnh lấy chiến thuật linh hoạt, dùng kinh nghiệm tuổi già, cứ lần lượt qua từng cửa quan một, cuối cùng với thành tích bất bại 5 thắng 8 hòa, tiên sinh một lần nữa đã lên ngôi cao nhất của giải cá nhân toàn quốc. Sau giải, Hồ tư lệnh nói: “giải này vừa may gặp lúc tôi phát huy trình độ tới cao trào, mỗi bàn tôi đều đánh rất tốt, hơn nữa hi vọng vô địch trong giải rất lớn. Khi lâm trận, tôi vừa phát huy kinh nghiệm phong phú của bản thân, lại dùng các đối sách khác nhau đối với các đối thủ khác nhau, vì vậy đã giành được kết quả mỹ mãn”. Năm ấy, tư lệnh đã 52 tuổi, và đã viết nên một chương mới chưa từng có trên lịch sử kỳ đàn.
Từ ngày 8 đến ngày 18 tháng 11 năm 2000, giải cá nhân toàn quốc được gọi là “đại chiến thể kỷ” được tổ chức tại An huy. Trước giải, mọi người đều đặt hi vọng lớn vào “Lĩnh nam song hùng”, bởi mấy năm gần đây, “Lĩnh nam song hùng” đang thống trị mọi giải lớn nhỏ của kỳ đàn. Còn về Hồ tư lệnh, khi đó đã 55 tuổi chẳng được chú ý mấy.
Hai vòng đầu, Hồ tư lệnh đều chiến hòa với Lâm Hoành Mẫn và Liễu Đại Hoa. Vòng 3, tư lệnh giành chiến thắng trước Thang Trác Quang của Quảng đông. Vòng 4, tư lệnh bị Hứa Ngân Xuyên kích bại. Hứa Ngân Xuyên dù thắng ván cờ, nhưng lại trợ giúp tư lệnh rất lớn. Còn về trợ giúp cái gì, hạ hồi phân giải.
Vòng 4, tư lệnh cố gẳng giữ mình, nhưng chính vào lúc này, kỳ tích đã xuất hiện. 6 vòng tiếp theo, dù tiên hay hậu, tư lệnh đã giành chiến thắng trước 6 viên đại tướng là Hỏa xa đầu Vu Ấu hoa, Thẩm dương Thượng Uy, Bắc kinh Trương Cường, Cát lâm Đào Hán Minh, Nam phương kỳ viện Tôn Vĩnh Sinh và Thẩm dương Miêu Vĩnh Bằng. Trong đó, Thượng Uy, Trương Cường, Miêu Vĩnh Bằng được mọi người ví là “hắc mã” của giải, và tư lệnh đã thuần phục được những con ngựa chứng ấy.
Vòng cuối cùng, tư lệnh bắt tay nói hòa với Nhiếp Thiết Văn của Hắc long giang. Cuối cùng với thành tích 7 thắng, 3 hòa, 1 thua được 8.5 điểm, tư lệnh đã giành ngôi vô địch. Sau giải Hồ tư lệnh có nói: “sau khi thua tiểu Hứa, bản năng chiến đấu trong tôi bỗng bùng phát dữ dội, vì thế các ván về sau tôi đánh rất tốt, vô địch lần này tôi phải cảm ơn tiểu Hứa rất nhiều”.
Từ năm 1960, Hồ tư lệnh lần đầu tiên vô địch giải cá nhân toàn quốc, mất thời gian 3 năm, tư lệnh sáng tạo ra bố cục mới “trung pháo hoành xa thất lộ mã”, bố cục này đối đầu gay gắt với bố cục bình phong mã, đặc biệt là hoành xe bình lộ 4. Thử nghĩ xem, một kỳ thủ thiếu niên 15, 16 tuổi mới bước vào kỳ đàn đã dám tiến hành cải cách lý luận bố cục của các tiền bối trước đây, thật là một điều đáng quý biết bao.
Về sau, Hồ tư lệnh còn phát triển, hoàn thiện các lý luận bố cục quá cung pháo, phi tượng cục. Đem nó ra áp dụng trong các giải đấu, giành được tỷ lệ thắng kinh người. Không những thế, đối với các bố cục như Phản cung mã, tiên nhân chỉ lộ, uyên ương pháo, quy bối pháo… tư lệnh đều có những sáng tạo độc đáo.
Hồ Vinh Hoa không thẹn là một trong “mười nhân vật kiệt xuất của kỳ đàn”, không thẹn là “thiên hạ dịch lâm đệ nhất nhân”.
Post a Comment