Header Ads

Kyuzo Mifune - Vị Thần Của Nhu Đạo

Ở Nhật Bản, cả giới võ học đều ca ngợi Kyuzo Mifune là “Vị thần của Nhu đạo “(The god of Judo).

Ông sinh năm 1883 tại thành phố Kuji trên đảo Honshu của Nhật Bản. Khi còn nhỏ ông là một cậu bé bị coi không bình thường với rất nhiều trò tinh quái. Ông được mọi người đánh giá là thông minh nhưng rất tự phụ.

Kyuzo Mifune thời trai trẻ
Năm 13 tuổi, cha Mifune, một người rất nghiêm khắc đã gửi ông vào trường trung học tại Sendai, ở miền Bắc của Nhật Bản. Ở đó, ông đã khám phá ra môn Judo, khởi đầu cho chặng đường chiến đấu và dâng hiến cả cuộc đời mình cho nó.

Sau khi tốt nghiệp trung học, ông được gửi tới Tokyo, vào một trường trung cấp trước khi vào trường đại học Waseda. Tại đây, ông đã ngay lập tức gia nhập Kodokan (võ đường do sáng tổ Jigoro Kano trực tiếp giảng dạy và cũng là hệ phái tiêu biểu của môn phái).

Vốn không quen biết một ai ở Kodokan nhưng ông đã chọn Sakujiro Yokoyama – võ sư được mệnh danh là “quái nhân”, rất nhanh, mạnh và nguy hiểm của môn Judo làm người hướng dẫn trực tiếp. Sau một thời gian khá ngắn, Mifune đã lĩnh hội hết những kỹ thuật mà Sakujiro Yokoyama truyền dạy.

Nhưng chưa thỏa mãn, Mifune một lần đã đứng ở trước cửa nhà của Yokoyama cho tới khi thầy chịu giới thiệu ông tới ngài sáng tổ Kano, với hy vọng học được những tuyệt kỹ cao siêu hơn. Trong thời gian này, ông mải mê luyện võ mà sao nhãng việc học hành, khiến cha rất tức giận và không trợ cấp tiền thêm nữa.

Sau 15 tháng, ông đã nhận được Shodan (nhất đẳng huyền đai) tại học viện Kodokan Judo và sau khoảng hơn 4 tháng là Nidan (nhị đẳng huyền đai). Mifune đã nổi danh và không bao giờ thất bại trong giải đấu thường niên “Đỏ và Trắng” của Kodokan.

Tới năm 1912, ông đã đạt Rokyudan (lục đẳng huyền đai), là một HLV và được gọi là “Thần Judo”. Khi ông 30 tuổi, cha ông giới thiệu một cô gái cùng quê và với chỉ lần thứ 2 từ khi ông rời gia đình, ông trở về để cưới vợ.

Trong 20 năm tiếp theo, danh tiếng của Mifune càng ngày càng tăng lên. Khi ông 40 tuổi, ông đã đấu với một võ sĩ Sumo cao 1,82m nặng hơn 100kg, Mifune lúc đó cao 1,58m và nặng 45kg, một tiếng ầm kết thúc “chuyến bay” của tay đô vật (kukinage). Ông ăn uống thanh đạm, ngủ trên một cái giường theo kiểu phương Tây và không hút thuốc. Năm 1937, ngài Kano phong cho Mifune Kyudan (Cửu đẳng huyền đai).

Mifune (trái)  trong buổi tập với tổ sư Kano
Khi ngài Kano qua đời năm 1938, Jiro Nango trở thành chủ tịch của học viện Kodokan nhưng Mifune trở thành HLV có uy thế nhất. Nhiều học viên đã kêu ca rằng Mifune rời xa chương trình giảng dạy của vị sáng tổ và ông bị nhiều người sợ hãi do tính cách rất khắt khe.

Đến năm 1945, ông được phong Judan (thập đẳng huyền đai) và là người thứ 4 trong 7 người được vinh hạnh đó.  Năm 1956, ông viết cuốn sách Tiêu chuẩn của Judo, mô tả về lịch sử của Judo, triết lý của Judo và miêu tả các kỹ thuật. Tới E.J.Harrison ông viết một cuốn sách rằng rất đơn giản nhưng rõ ràng triết lý tự nhiên của Mifune là : “Tự do trong sự thay đổi liên tục”.

Theo các nhà nghiên cứu võ thuật Nhật Bản, ảnh hưởng của Mifune với Judo sau chiến tranh thế giới thứ 2 là không thể đánh giá hết được. Kỹ thuật của ông có thể nói là những gì tình xảo nhất đã từng thấy ở môn Judo. Tác động của ông giúp cho Judo có những cải tiến và dần trở thành một trong những môn võ lớn mạnh nhất thế giới.

Nhà nghiên cứu Trevor Legget cũng là một võ sư cao cấp của môn Judo cho rằng sự “thô ráp” của Judo ở Kodokan đã trở nên mềm mại nhưng thực dụng hơn rất nhiều, đó chính là nhờ tác động của Mifune.

Năm 1964, Mifune làm việc tại trụ sở của Olympic Tokyo Olympic nhưng chỉ sau đó vài tháng, vào ngày 27/1/1965, ông đã qua đời ở tuổi 81. Tại thời điểm đó, ông là người cuối cùng đạt Thập đẳng của môn Judo.

Xem Thêm

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.