Header Ads

Lập Trình Hướng Đối Tượng Trong Java Bài 3: Phương Thức Trong Java

1. Khái niệm

Hàm hay phương thức (method) trong Java là khối lệnhthực hiện các chức năng, các hành vi xử lý của lớp lên vùng dữ liệu. Trong lập trình cấu trúc, các bạn đã làm quen với khái niệm hàm, thủ tục.
Trong lập trình hướng đối tượng, chúng ta sẽ hạn chế gọi như vậy, hãy quen gọi chúng là phương thức, nó liên quan đến tính hướng đối tượng trong Java!

2. Khai báo phương thức

Cú pháp :
access_specifier modifier datatype method_name(parameter_list)
    { 
    //body of method
    }
    
Trong đó:
  • access_specifier: Chỉ định truy cập vào phương thức.
  • modifier: Cho phép bạn đặt thuộc tính cho phương thức.
  • datatype: Kiểu dữ liệu mà phương thức trả về. Nếu không có một giá trị nào được trả về, kiểu dữ liệu có thể là void.
  • method_name: Tên của phương thức
  • parameter_list: Chứa tên của tham số được sử dụng trong phương thức và kiểu dữ liệu. Dấu phẩy được dùng để phân cách các tham số.
Ví dụ:

/** Vi du code tra ve so nho nhat cua hai so */
public static int minFunction(int n1, int n2) {
   int min;
   if (n1 > n2)
      min = n2;
   else
      min = n1;

   return min; 
}

3.  Các chỉ định truy xuất của phương thức

Các chỉ định truy xuất dùng để giới hạn khả năng truy nhập vào một phương thức. Java cung cấp các chỉ định truy xuất sau đây:
  • Công cộng (Public): Phương thức có chỉ định truy xuất public có thể được nhìn thấy từ mọi gói hoặc mọi lớp.
  • Bảo vệ (Protected): Các lớp mở rộng từ lớp hiện hành trong cùng một gói, hoặc tại các gói khác nhau có thể truy cập các phương thức laọi này.
  • Riêng tư (Private): Phương thức riêng tư chỉ có thể được truy cập nhờ phương thức công cộng itrong cùng một lớp.

4. Các bổ nghĩa phương thức

Các bổ nghĩa phương thức cho phép ta thiết lập các thuộc tính của phương thức. Java cung cấp các bổ nghĩa sau:
  • Tĩnh (static): phương thức có thể được gọi mà không cần đến đối tượng. Nó chỉ được sử dụng đối với các dữ liệu và các phương thức tĩnh khác.
  • Trừu tượng (abstract): Ngụ ý rằng phương thức không có một mã (code) và nó sẽ được bổ sung ở các lớp con (subclass). Loại phương thức này được sử dụng trong các lớp kế thừa.
  • Kết thúc (final): Phương thức không thể được thừa kế hoặc ghi đè (Overridden).
  • Tự nhiên (native): Chỉ ra rằng phần thân của phương thức được viết trên các ngôn ngữ khác Java ví dụ C, hoặc C++.
  • Đồng bộ (synchronized): Sử dụng với phương thức trong quá trình thực thi threads. Nó cho phép chỉ một thread được truy cập vào khối mã tại một thời điểm.
  • Linh hoạt (volatile): Được sử dụng với các biến để thông báo rằng giá trị của biến có thể được thay đổi vài lần khi thực thi chương trình và giá trị của nó không được đặt vào thanh ghi.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.