Lăng Thống Truyện
Lăng Thống tự Công Tích người Dư Hàng thuộc Ngô Quận(1). Cha Thống là Tháo, nghĩa hiệp lại can đảm có khí phách. Khi Tôn Sách vừa mới khởi sự, Tháo luôn theo đi chinh phạt, thường đi trước quan quân. Tháo giữ chức Trưởng ở Vĩnh Bình, sắp xếp dẹp yên đất Sơn Việt, làm cho kẻ gian tà phải chùn tay, được phong làm Phá Tặc Hiệu Uý. Đến khi Quyền chỉ huy công việc, Tháo theo đi đánh Giang Hạ. Đại quân tiên vào Hạ Khẩu, Tháo xông pha đi trước, đánh bại tiền quân của địch, một minh cưỡi thuyền nhẹ xông lên, bị trúng tên lạc mà chết.
Thống lúc ấy mới mười lăm tuổi, tả hữu phần lớn cho rằng có thể kế tục được sự nghiệp của cha. Quyền nhớ đến Tháo chết vì việc nước nên phong cho Thống làm Biệt Bộ Tư Mã, đảm đương công việc Phá Tặc Đô Uý, sai cai quản quân lính của cha. Sau Thống theo Quyền đi đánh sơn tặc. Quyền dẹp tan trại trại Bảo Truân rồi trở về trước, còn lại trại Ma Truân hàng vạn người, Thống cùng bọn tướng Trương Di ở lại vây đánh, hẹn ngày tấn công. Trước ngày hẹn, Thống và tướng Trần Cần gặp mặt uống rượu. Cần cứng cỏi mạnh mẽ, có khí độ trách nhiệm do đó đảm đương việc dâng rượu tế, nhưng lại chèn ép hiếp đáp người trong tiệc, nâng lên đặt xuống không theo phép tắc nào. Thông ghét thói khinh bạc vô lễ ấy, ngay mặt nói thẳng không chịu tuân theo. Cần giận mắng Thống cùng cha Thống là Tháo. Thống rơi lệ không đáp. Mọi người vì thế bỏ ra về. Cần nhân lúc rượu vào càng trái lẽ tợn, lại ở giữa đườngnhục mạ Thống. Thống không nhịn được rút đao chém Cần. Được vài hôm Cần chết. Lúc đó đang tấn công vào trại giặc, Thống nói: ''Ngoài cái chết ra klhông biết lấy gì tạ tội.'' Bèn thống suất khích lệ sĩ tốt, tự minh xông pha tên đạn, đánh vào một mặt, nhận lấy cơ hội phá tan tường hào. Các tướng cũng thừa thắng mà đánh, cuối cùng đại phá trại giặc. (Khi trở về) Thông tự trói đến nới quân pháp. Quyền khen là quả quyết cứng cỏi, cho lấy công chuộc tội.
Sau Quyền lại đánh Giang Hạ. Thống làm tiên phong, thường cùng dũng sĩ thân cận mấy chục người ngồi chung một thuyền, đi trước đại quân mấy chục dặm. Tiến vào phía tây Trường Giang, chém tướng của Hoàng Tổ là Trương Thạc, thu hết thuỷ quân của Thạc rồi quay về báo với Quyền, dẫn quân gấp lên đường, thuỷ bộ cùng tụ hội. Bấy giờ, Lã Mông đánh bại được thuỷ quân Giang Hạ mà Thống trước đã đánh thành vì vậy thắng to. Quyền lấy Thống làm Thừa Liệt Đô Úy, cùng bọn Chu Du chống cự, đánh bại Tào Công ở Ô Lâm, rồi lại đi đánh Tào Nhân, được thăng làm Đô Úy. Thống tuy ở trong quân ngũ nhưng biết yêu quý người hiền, xem trọng đạo nghĩa có phong đô của bậc quốc sĩ.
Thống theo Quyền đi đánh đất Hoàn, được phong Đãng Khấu Trung Lang Tướng, thống suất Phái Tương. Thống lại cùng bọn Lã Mông đánh sang phía tây lấy đất ba quận, rồi quay về từ Ích Dương theo Quyền đến Hợp Phì, làm Hữu Bộ Đốc. Đương thời Quyền lui binh, đội tiền phong đã lên đường thì bọn Trương Liêu tướng nước Nguỵ sấn đến bờ bắc bến sông. Quyền sai đuổi theo gọi tiền quân quay lại, nhưng tiền quân đã đi xa không cứu giúp kịp. Thống chỉ huy bộ tướng hơn ba trăm người phá vây, hộ tống bảo vệ Quyền đi ra. Địch quân đã phá cầu, hai tấm ván cầu chắp vá, Quyền quất ngựa chạy qua, Thống quay về chiến đấu. Đến khi tả hữu chết hết, Thống cũng bị thương, chém giết mấy chục người, ước chừng Quyền đã chạy thoát bèn chạy trở lại nhưng cầu đã sập, đường hết. Thống khoác áo giáp mà lặn đi. Quyền đã ngồi trên thuyền, nhìn thấy vừa sợ vừa mừng. Thống thương người thân cận không ai trở về đau buồn không kiềm chế được. Quyền lấy tay áo lau cho bảo rằng: ''Công Tích, người đã chết vậy thay, ví phỏng khanh còn sống đây, sao phải lo không có người?''
Ngô Thư chép: Thống bị thương nặng. Quyền bèn giữ Thống trong thuyền, thay đổi hết y phục. Vết thương lại gặp được thuốc quý nhà họ Trác cho nên mới không chết.
Được phong làm Thiên Tướng Quân, cấp cho binh lính nhiều gấp bội.
Bấy giờ có kẻ tiến cử người đồng hương với Thống là Thinh Xiêm với Quyền, cho là bậc ngay thẳng khí khái cực kỳ tiết tháo, có chỗ còn hơn Thống. Quyền nói: ''Hãy cứ tốt đẹp như Thông là đủ rồi.'' Sau Xiêm được đưa đến vào ban đêm, Thông đã đi nằm, nghe tin bèn mặc áo ra ngoài cửa nắm tay đưa vào. Thống yêu quý người tài không hề ghen ghét là như thế.
Thống thấy người Trung Sơn phần lớn là mạnh mẽ ương ngạng, có thể lấy ân uy mà khuyên bảo dẫn dắt nên Quyền lệnh cho Thống sang phía đông thôn tính lấy thử dò xét xem. Lại ban lệnh cho các thành liền đấy nếu Thông có yêu cầu gì thì trước đều cung cấp đủ rồi sau mới báo về. Thống vốn yêu quý kẻ sĩ. Kẻ sĩ cũng yêu quý Thống. Vì vây thu được hơn vạn quân tinh tráng. Khi Thống trở về đi qua quê cũ, đi bộ vào cửa dinh, gặp gỡ quan lại hoai niệm tam bản(2), hết lòng cung kính giữ lễ. Đối với bạn bè quen biết cũ tình cảm lại càng nồng hậu. Công việc hoàn thành đang lúc lên đường thì mắc bệnh chết, tuổi mới bốn mươi chín. Quyêng nghe tin đạp tay xuống giường ngồi dậy, tiếc thương không kìm nổi, bỏ ăn mấy ngày liền, hễ nói đến là rơi lệ, sai Trương Thừa làm bài minh kể lại công đức của Thống.
Hai con Thống là Liệt và Phong, mỗi người lúc ấy chỉ được mấy tuổi, Quyền đem vào nuôi trong cung, yêu thương đối đãi giống như con mình. Mỗi khi có khách vào yết kiến thường bảo rằng: ''Đây là nhưng đứa con hổ báo của ta.'' Đến khi tám chín tuổi, sai Cát Quang dạy đọc sách, mười ngày một lần lệnh cho đi cưỡi ngựa. Sau lại truy xét công lao của Lăng Thông khi xưa, phong làm Liệt Đình Hầu, trao lại binh lính cũ. Về sau Liệt phạm tội bị bãi chức, Phong lại kế thừa chức tước thống lĩnh quân binh.
Tôn Thịnh viết: Xem cách Tôn Quyền săn sóc cho kẻ sĩ thật đã hết dạ dốc lòng để mong họ tận trung. Như khóc cho vết thương của Chu Thái, chôn sông ái thiếp của Trần Võ, khẩn cầu lựa chọn của Lã Mông, nuôi nấng con côi của Lăng Thông, tất cả đều khiêm nhường chu đáo hết lòng chẳng quên, thành khẩn đến điều vậy. Vì thế cho nên dầu tiếng tốt chẳng đồn xa, nhân hậu khoan dung lại sáng tỏ ở trong nước, mới có thể hàng phục kẻ mạnh ở Kinh Ngô, suy nghĩ đến việc tiếm hiệu nhiều năm, cùng là có lý do cả. Nhưng đạo bá vương chỉ chờ trông ở chỗ lớn lao lâu dài. Do đó các bậc tiên vương đắp xây nền móng của phẩm hạnh phép tắc; thu phục lòng tin thuận thành trong hải nội; đặt ra trật tự của khuôn mẫu sách lược; làm rõ thứ tự giữa cao quý , thấp hèn. Thay đổi tuyển lựa mà thân thiết có thể bền lâu. Thực hành trọn vẹn mà huân nghiệp đầy đủ lớn lao. Há lại quanh co nhỏ nhặt, chuyên chú vào vào chỗ thân gần, đón mời lấy cái lợi ở thời hiện tại hay sao? Tục ngữ nói: ''Dù là việc nhỏ, tất có thể từ đó mà xem xét, suy đến sâu xa mà lo sợ bùn nhơ.'' Chính là nói chuyện ấy vậy!
Chú thích:
(1) Dư Hàng: Nay là Dư Hàng thuộc tỉnh Triết Giang, Trung Quốc.
(2) Tam Bản: Nguyên văn: Kiến trưởng lại hoài tam bản.
Post a Comment