Header Ads

Cố Ung Truyện


Cố Ung tự Nguyên Thán, người huyện Ngô quận Ngô,

Ngô lục chép: Tổ ba đời của Ung là Phụng, tự Quý Hồng, làm Dĩnh Xuyên Thái thú.

Sái Bá Giai (1) từ miền Sóc Phương về, từng tránh nạn ở huyện Ngô, Ung theo học đánh đàn viết chữ.

Giang Biểu truyện chép: Ung theo học Bá Giai, chăm chú trong lặng, thông đạt dễ dạy. Bá Giai quý mà khen lạ, nói: "Khanh tất thành danh, nay lấy tên ta đặt cho khanh". Cho nên Ung cùng tên với Bá Giai là do đấy. Ngô lục chép: Tên tự của Ung là Nguyên Thán, ý nói là người mà Sái Ung thán phục vậy. Nhân đó đặt tên tự ấy.

Châu quận tiến cử, tuổi đội mũ làm Hợp Phì Trưởng, sau chuyển làm quan Lệnh qua các huyện Lâu, Khúc A, Thượng Ngu, đều có công tích. Tôn Quyền lĩnh chức Cối Kê Thái thú, không đến quận, lấy Ung làm Quận thừa, làm việc quan Thái thú, đánh dẹp giặc cướp, trong quận yên ổn, quan dân theo phục. Được mấy năm, vào làm Tả tư mã. Quyền làm Ngô Vương, chuyển làm Đại lí phụng thường, lĩnh chức Thượng thư lệnh, phong Dương Toại Hương Hầu, nhận tước Hầu về phủ mà người nhà không biết, sau đó nghe tin mới kinh ngạc. Năm Hoàng Vũ thứ tư, đón mẹ ở huyện Ngô. Đã đến, Quyền đến chúc mừng, tự bái mẹ Ung ở đình, công khanh đại thần hội cả, sau Thái tử cũng lại đến chúc. Ung là người không uống rượu, ít nói chuyện, hành động chừng mực. Quyền từng than rằng: "Cố Quân không nói, nhưng nói tất đúng". Vào buổi ăn uống vui vẻ, tả hữu sợ có uống rượu sai sót thì Ung tất thấy được, do đó không dám tự ý. Quyền cũng nói: "Cố Công ngồi cùng, người ta không vui". Người này bị e ngại như thế. Năm đó, đổi làm Thái thường, tiến phong Lễ Lăng Hầu, thay Tôn Thiệu làm Thừa tướng, Bình thượng thư sự. Các quan tướng văn võ mà Ung chọn đều tùy theo năng lực, ý chẳng riêng tư. Bấy giờ xét hỏi những người đáng cất nhắc trong dân và hàng quan lại, liền ngầm tấu lên. Nếu được chọn dùng thì kể công cho vua, nếu không thì rút cuộc không tiết lộ. Quyền do đó coi trọng Ung. Nhưng ở triều đình có lúc bày kể, lời lẽ dẫu thuận mà giữ vững ý mình. Quyền từng hỏi bàn việc được mất, Trương Chiêu nhân đấy kể điều nghe biết, đại khái cho là pháp lệnh rườm rà, hình phạt nặng nề, nên được giảm bớt. Quyền im lặng, ngoảnh bảo Ung rằng: "Khanh cho là thế nào"? Ung đáp nói: "Điều mà thần nghe, cũng như điều mà Chiêu kể". Do đó Quyền bèn bàn việc giảm hình phạt.


Giang Biểu truyện chép: Quyền thường sai quan Trung thư lang đến chỗ Ung, có chỗ hỏi ý. Nếu hợp ý Ung thì việc được ra dùng, liền cùng nhau bàn bạc, xét kĩ mà luận, bày đặt ăn uống. Nếu không hợp ý, Ung liền nghiêm mặt đổi sắc, im lặng không nói, không ra dùng được, liền lui về. Quyền nói: "Cố Công vui mừng là việc đáng làm vậy. Nếu không nói là việc chưa đúng vậy. Ta phải nghĩ kĩ việc ấy". Người này được kính tín như thế. Các tướng ở ven sông đều muốn lập công tự gắng, nhiều người bày kế nên làm, có người bày kế đánh úp. Quyền đem việc hỏi Ung, Ung nói: "Thần nghe nói phép dùng binh là giới hạn việc mưu lợi nhỏ, bọn họ bày mưu ấy chỉ là muốn lập công danh cho thân mình, không phải vì nhà nước vậy. Bệ hạ nên ngăn cấm. Nếu không đủ để giễu oai phá địch thì không nên nghe theo". Quyền theo lời, việc quân được mất, đáng hay không làm, nếu chẳng gặp thấy thì miệng chưa từng nói ra.

Lâu sau, Lữ Nhất, Tần Bác làm Trung thư, coi xét văn thư của phủ quan và châu quận. Bọn Nhất nhân đó dần dần ra oai tác phúc, bèn tạo việc đoạt lấy cái lợi thu thuế bán rượu, kể gian xét tội, lỗi nhỏ cũng tấu, vu hãm gièm pha, nói xấu đại thần, đè ép kẻ vô tội, bọn Ung đều bị hạch xét, lại bị trách mắng. Sau đó tội gian của Nhất phát lộ, bắt trói đến sở quan Đình úy. Ung đến xét tội, Nhất bị trói đến gặp, Ung tỏ vẻ hòa nhã, hỏi tội trạng của hắn, sắp ra, lại bảo Nhất rằng: "Ý ông không muốn nói gì chăng"? Nhất cúi đầu không nói. Bấy giờ Thượng thư lang Hoài Tự đối mặt mắng nhục Nhất. Ung trách Tự rằng: "Quan có phép thường, sao lại như thế"!

Giang Biểu truyện chép: Quyền muốn lấy người con gái trong họ, cô gái ấy là cháu ngoại của họ Cố, cho nên xin cha con Ung và Tôn Đàm, bấy giờ Đàm làm Tuyển tào thượng thư, rất được tin dùng. Hôm đó, Quyền bày rượu rất nhiều. Đàm say rượu, ba lần đứng dậy múa, múa không biết dừng. Ung trong lòng giận Đàm. Hôm sau, gọi Đàm đến, trách mắng Đàm rằng: "Nhà vua lấy việc bao chứa cả kẻ xấu làm đức, bầy tôi lấy việc cung kính làm tiết. Ngày xưa Tiêu Hà, Ngô Hán đều có công lớn, nhưng Hà hễ gặp Cao Đế thì không dám nói; Hán thờ Quang Vũ cũng nói kính cẩn. Mi đối với nhà nước mà có công của hãn mã, đáng ghi vào sách sử chăng? Chỉ nên làm chỗ dựa cho người nhà, làm sao cho cuối cùng được vinh sủng mà thôi. Sao lại múa không biết dừng lại? Dẫu rằng là vì sau khi uống rượu, cũng do dựa vào ân sủng mà quên cung kính, không đủ khiêm nhường. Kẻ làm tổn hại nhà ta chắc là mi vậy". Do đó ngoảnh hướng vào vách mà nằm. Đàm có lúc làm sai, bèn bị trách phạt. Từ Chúng bình rằng: "Ung không màng việc từng bị Lữ Nhất vu hãm, mà vẫn vẻ hòa thuận, thực là bậc quân tử. Nhưng dẫn ý của hắn, hỏi điều mà hắn muốn nói là sai vậy. Lữ Nhất gian hiểm phạm pháp, vu hãm trung hiền, nước Ngô đau lòng, từ Thái tử Đăng, Lục Tốn trở xuống đều can ngăn mà không được, cho nên Phan Tuấn muốn nhân lúc hội họp mà cầm kiếm đâm hắn để trừ họa cho nước, ghét ác giúp vua, nghĩa tỏ ra mặt. Vậy mà nay nói ra lời ấy. Nếu Nhất nói là oan uổng, không hợp lí, thì chẳng bị bắt giam nữa; nếu nghe ấy mà tấu lên, vua Ngô chợt kính theo lời mà Thừa tướng nói, rồi lại tha cho, vậy thì Bá Ngôn, Thặng Minh chẳng phải đáng cảm khái chăng! Hoài Tự vốn chẳng hận riêng, chẳng gì là hiềm, cho nên mắng nhiếc hắn chỉ là có ý ghét kẻ ác thôi. Người ghét kẻ bất nhân là người có nhân vậy. Quý Vũ Tử chết thì Tăng Điểm đến cửa nhà người ấy mà hát; Tử Triết gây nạn thì Tử Sản tự suy xét luận nghị. (2) Do đó mà nói, Ung không nên trách Hoài Tự vậy.

Ung làm Thừa tướng mười chín năm, năm Xích Ô thứ sáu thì chết, vào lúc bảy mươi sáu tuổi. Khi trước mắc bệnh, Quyền sai thầy thuốc là Triệu Tuyền đến xem, bái con út là Tế làm Kị đô úy. Ung nghe tin, buồn nói: "Tuyền giỏi phân biệt sống chết, ta tất chẳng khỏi được cho nên nhà vua muốn mắt ta thấy Tế được bái chức vậy". Quyền mặc áo trắng đến điếu, tặng thụy là Tiêu Hầu. Con trưởng là Thiệu chết sớm, con thứ là Dụ mắc bệnh nặng, con út là Tế nối tự, không có dòng dõi, tước dứt. Năm Vĩnh An thứ nhất, hạ chiếu rằng: "Thừa tướng Ung tỏ đức rất trung hiền, giữ lễ để giúp nước, vậy mà dòng dõi bị ruồng bỏ, trẫm rất thương cảm. Nay phong con thứ của Ung là Dụ làm Lễ Lăng Hầu để nêu rõ công lao ngày trước".

Ngô lục chép: Dụ còn có tên là Mục, cuối cùng làm Nghi Đô Thái thú. Con Dụ là Vinh. Tấn thư chép: Vinh tự Ngạn Tiên, là kẻ sĩ nổi tiếng ở miền đông nam, làm quan Hoàng môn lang của nước Ngô, thời nhà Tấn trải qua các chức cao. Đầu thời Nguyên Đế giữ miền Giang Đông, lấy Vinh làm Quân tư mã, đối đãi rất trọng hậu. Lúc chết, ban tặng chức Thị trung, Phiếu kị tướng quân. Con anh của Vinh là Ngu, tự Mạnh Trứ, thủa trẻ có danh tiếng, làm Tán kị thị lang, chết sớm. Ngô thư chép: Em mẹ của Ung là Huy, tự Tử Thán, thủa trẻ du học, có mồm mép. Tôn Quyền nắm việc, nghe nói Huy có tài biện luận, gọi làm Chủ bạ. Từng theo đi ra, thấy một tên lính của Doanh quân tướng bị đưa ra chợ xử tội, hỏi phạm tội gì, nói là trộm trăm quan tiền, Huy bảo sai đứng lại. Chốc lát, đi đến cửa khuyết bẩm rằng: "Ngày nay đang nuôi dưỡng quân sĩ để mưu đánh miền bắc, xem tên lính ấy là đứa khỏe mạnh, vả lại trộm ít, kẻ ngu này xin tha cho hắn". Quyền ưng theo mà khen Huy. Chuyển làm Đông tào duyện. Có kẻ nói rằng Tào Công muốn đánh sang đông, Quyền bảo Huy rằng: "Khanh là tim bụng của cô, nay có người nói Mạnh Đức có ý xấu, nhưng chẳng có ai đủ để đi sứ đếm xem xét, khanh giúp ta đi nhé". Bái làm Phụ nghĩa đô úy, lên miền bắc gặp nhau với Tào Công. Tào Công hỏi kĩ tin tức trong nước. Huy đối đáp kính thuận, nhân đó nói miền Giang Đông giàu có, núi rừng hiểm trở, đều giữ thiện theo đạo hóa, vì nghĩa mà giúp quân. Tào Công cười nói: "Cô với Tôn tướng quân đã kết hôn nhân, cùng giúp nhà Hán, nghĩa như một nhà, ông cần gì nói thế"? Huy nói: "Là vì minh công và chủ tướng có nghĩa vững như đá tảng, cùng chung vui lo, lại muốn biết tin tức ở miền Giang Biểu, cho nên mới nói vậy". Tào Công đãi hậu rồi sai về. Quyền hỏi nên làm sao, Huy nói: "Nước địch kín ý, rất khó suy xét, nhưng Huy này lén nghe ngóng biết được đang giao tranh với Viên Đàm, chưa có ý khác". Bèn bái Huy làm Ba Đông Thái thú, muốn dùng làm việc lớn, vừa lúc ấy thì mất. Con là Dụ, tự Quý Tắc, thủa trẻ nổi danh, làm đến quan Trấn đông tướng quân. Người trong họ của Ung là Đễ, tự Tử Thông, vì hiếu thuận ngay thẳng mà nổi danh trong thôn ấp. Năm mười lăm tuổi làm quan trong quận, bái làm Lang trung, dần dần chuyển làm Thiên tướng quân. Cuối thời Quyền, trưởng thứ không chia, Đễ nhiều lần với Phiếu kị tướng quân Chu Cứ cùng bày kể họa phúc, nói lời thẳng thắn, triều đình phải e ngại. Giữ lễ với vợ, thường buổi đêm vào gặp rồi hửng sớm đi ra, ít khi nhìn mặt vợ. Từng bệnh nặng, vợ ra chăm sóc, Đễ sai tả hữu đỡ dậy, mặc thêm mũ áo, ra bảo sai vợ quay đi, người này trong sạch không đổi như thế. Cha Đễ là Thượng, làm quan Lệnh qua bốn huyện, tuổi già về nghỉ, Đễ hễ nhận được thư của cha thì thường bỏ uống rượu, sửa sang quần áo, lại bày ghế chiếu, đặt thư trên đấy, quỳ bái mà đọc, đọc đến đâu thì vâng dạ, xong lại quỳ bái. Nếu cha có bệnh tật thì thăm hỏi, viết thư rơi lệ, nức nở nghẹn ngào. Cha đến lúc mất, Đễ năm ngày không ăn uống gì vào miệng. Quyền giúp Đễ làm một bộ áo vải đều thêu dệt bông, ép sai Đễ cởi áo. Đễ dẫu vì việc công mà tự cởi nhưng vẫn cho rằng là không tỏ được việc để tang cha, bèn thường vẽ hình quan cữu lên vách, đặt thần tọa (3) ở dưới, hễ đối mặt lại khóc lóc, để tang chưa xong thì chết. Bốn con của Đễ là Ngạn, Lễ, Khiêm, Bí. Bí vào thời Tấn làm Giao Châu Thứ sử. Con Bí là Chúng, làm Thượng thư bộc xạ.

Thiệu tự Hiếu Tắc, xem rộng các sách, ưa bàn làm cho người vui. Thủa trẻ cùng nổi tiếng với cậu là Lục Tích, còn bọn Lục Tốn, Trương Đôn, Bốc Tĩnh đều đứng hàng sau.

Ngô lục chép: Đôn tự Thúc Phương, Tĩnh tự Huyền Phong, đều là người quận Ngô. Đôn rộng lượng sâu sắc, trong sạch đạm bạc, lại giỏi văn thư. Tôn Quyền làm Xa kị tướng quân, gọi làm Tây tào duyện, chuyển làm Chủ bạ, ra làm Hải Hôn Lệnh, rất có đức hóa, năm ba mươi hai tuổi thì chết, Bốc Tĩnh cuối cùng làm Diệm Lệnh.

Từ dân thường trong châu quận cho đến kẻ sĩ bốn phương đều qua lại gặp nhau, hoặc nói chuyện xong thì đi, hoặc kết giao rồi lại chia tay, danh tiếng lan truyền, gần xa khen ngợi. Quyền lấy con gái của Sách gả cho. Năm hai mươi bảy tuổi, rời nhà đến làm Dự Chương Thái thú. Xuống xe tế mộ của người hiền thời trước là Từ Nhụ Tử, đãi hậu dòng dõi của người ấy; cấm những kẻ cúng tế say mê không theo lễ nghi. Những viên quan nhỏ mà có đức lành thì sai đến theo học, chọn kẻ tài năng cho làm quan huyện, dạy dỗ nêu thiện, do đó giáo hóa trổ bày. Lúc trước, người huyện Tiền Đường là Đinh Tư xuất thân từ quân lính, người huyện Dương Tiện là Trương Bỉnh sinh từ nhà dân thường, người huyện Ô Trình là Ngô Xán, người huyện Vân Dương là Ân Lễ nổi lên từ nhà thấp hèn, Thiệu đều tiến cử mà kết bạn với họ, giúp họ lập danh tiếng. Bỉnh gặp lúc tang, bèn tự giúp kết áo buộc dây tang. Thiệu vào lúc đến quận Dự Chương, lên đường sắp đi, vừa lúc Bỉnh bệnh tật, bấy giờ có mấy trăm người hộ tống, Thiệu bèn bảo tân khách rằng: "Trương Trọng Tiết có bệnh, nếu không đến chia tay thì sợ rằng không còn gặp nữa. Ta tạm quay về nói lời cáo biệt, các ông đợi nhau đây chốc lát". Người này chú ý đến kẻ sĩ, chỉ tỏ điều tốt đều đại khái như thế. Tư làm đến Điển quân trung lang, Bỉnh làm Vân Dương Thái thú, Lễ làm Linh Lăng Thái thú,

Con Lễ là Cơ soạn sách Thông ngữ chép: Lễ tự Đức Tự, sức yếu nên không ham chơi, hiểu biết hơn người. Thủa trẻ làm quan trong quận, mười chín tuổi làm Ngô Huyện thừa. Tôn Quyền làm Vương, gọi làm Lang trung. Sau cùng Trương Ôn làm sứ đến nước Thục, Gia Cát Lượng rất khen ngợi. Dần dần chuyển làm Linh Lăng Thái thú, chết ở sở quan. Văn Sĩ truyện chép: Con Lễ là Cơ, làm Vô Nạn Đốc, vì tài học mà nổi danh. Soạn sách Thông ngữ có mấy chục chương. Có ba con: Cự tự Nguyên Đại, có tài đức. Lúc đầu làm Thiên tướng quân của nước Ngô, lĩnh bộ khúc của nhà minh đi đắp thành ở Hạ Khẩu, sau khi bình Ngô, làm Thương Ngô Thái thú. Con út là Hựu, tự Khánh Nguyên, làm Ngô Quận Thái thú.

Xán làm Thái tử thiếu bảo. Người đời cho là Thiệu biết nhìn người. Tại quận năm năm, chết ở sở quan, con là Đàm, Thặng vậy.

Đàm tự Tử Mặc, tuổi đội mũ cùng bọn Gia Cát Khác là bốn người bạn của Thái tử, từ chức Trung thứ tử chuyển làm Phụ chính đô úy.

Từ dân thường trong châu quận cho đến kẻ sĩ bốn phương đều qua lại gặp nhau, hoặc nói chuyện xong thì đi, hoặc kết giao rồi lại chia tay, danh tiếng lan truyền, gần xa khen ngợi. Quyền lấy con gái của Sách gả cho. Năm hai mươi bảy tuổi, rời nhà đến làm Dự Chương Thái thú. Xuống xe tế mộ của người hiền thời trước là Từ Nhụ Tử, đãi hậu dòng dõi của người ấy; cấm những kẻ cúng tế say mê không theo lễ nghi. Những viên quan nhỏ mà có đức lành thì sai đến theo học, chọn kẻ tài năng cho làm quan huyện, dạy dỗ nêu thiện, do đó giáo hóa trổ bày. Lúc trước, người huyện Tiền Đường là Đinh Tư xuất thân từ quân lính, người huyện Dương Tiện là Trương Bỉnh sinh từ nhà dân thường, người huyện Ô Trình là Ngô Xán, người huyện Vân Dương là Ân Lễ nổi lên từ nhà thấp hèn, Thiệu đều tiến cử mà kết bạn với họ, giúp họ lập danh tiếng. Bỉnh gặp lúc tang, bèn tự giúp kết áo buộc dây tang. Thiệu vào lúc đến quận Dự Chương, lên đường sắp đi, vừa lúc Bỉnh bệnh tật, bấy giờ có mấy trăm người hộ tống, Thiệu bèn bảo tân khách rằng: "Trương Trọng Tiết có bệnh, nếu không đến chia tay thì sợ rằng không còn gặp nữa. Ta tạm quay về nói lời cáo biệt, các ông đợi nhau đây chốc lát". Người này chú ý đến kẻ sĩ, chỉ tỏ điều tốt đều đại khái như thế. Tư làm đến Điển quân trung lang, Bỉnh làm Vân Dương Thái thú, Lễ làm Linh Lăng Thái thú,

Con Lễ là Cơ soạn sách Thông ngữ chép: Lễ tự Đức Tự, sức yếu nên không ham chơi, hiểu biết hơn người. Thủa trẻ làm quan trong quận, mười chín tuổi làm Ngô Huyện thừa. Tôn Quyền làm Vương, gọi làm Lang trung. Sau cùng Trương Ôn làm sứ đến nước Thục, Gia Cát Lượng rất khen ngợi. Dần dần chuyển làm Linh Lăng Thái thú, chết ở sở quan. Văn Sĩ truyện chép: Con Lễ là Cơ, làm Vô Nạn Đốc, vì tài học mà nổi danh. Soạn sách Thông ngữ có mấy chục chương. Có ba con: Cự tự Nguyên Đại, có tài đức. Lúc đầu làm Thiên tướng quân của nước Ngô, lĩnh bộ khúc của nhà minh đi đắp thành ở Hạ Khẩu, sau khi bình Ngô, làm Thương Ngô Thái thú. Con út là Hựu, tự Khánh Nguyên, làm Ngô Quận Thái thú.

Xán làm Thái tử thiếu bảo. Người đời cho là Thiệu biết nhìn người. Tại quận năm năm, chết ở sở quan, con là Đàm, Thặng vậy.

Đàm tự Tử Mặc, tuổi đội mũ cùng bọn Gia Cát Khác là bốn người bạn của Thái tử, từ chức Trung thứ tử chuyển làm Phụ chính đô úy.

Lục Cơ chép truyện về Đàm rằng: Ban lệnh Thái tử giữ ở Đông cung, Thiên tử đang nêu ý dạy bảo, chọn dùng anh tài giảng dạy làm tả hữu. Bấy giờ người tài bốn phương tụ cả, bọn Thái phó Gia Cát Khác hùng tài hơn người, mà Đàm lại hiểu biết hơn đời, rất được kính trọng. Từ bọn Thái úy Phạm Thận, Tạ Cảnh, Dương Huy đều kẻ tài năng mà được khen, nhưng đều đứng dưới Đàm.

Giữa năm Xích Ô, thay Khác làm Tả tiết độ.

Ngô thư chép: Đàm mới vào phủ quan, dâng sớ kể việc, Quyền dừmg ăn khen hay, cho là hơn cả Từ Tường. Tĩnh nhã nhặn cao thượng, không màng khí khái, có kẻ vì thế mà chê trách, nhưng Quyền xét tài năng của người này, được đối đãi rất hậu, nhiều lần ban thưởng, rồi được gọi đến.

Hễ xem sổ sách chưa từng ghi chép, chỉ ghi nhớ trong lòng, biết hết sai lầm, quan lại cấp dưới do đó mà chịu phục. Bái thêm làm Phụng xa đô úy. Tiết Tống làm Tuyển tào thượng thư, cố nhường Đàm rằng: "Đàm tính tình cẩn thận, thấu đạo đạt lí, tài chiếu muôn vật, đức thỏa lòng người, thật là kẻ ngu này không hơn được vậy". Sau bèn thay Tống. Ông nội là Ung chết được mấy tháng, bái làm Thái thường, thay Ung làm Bình thượng thư sự. Bấy giờ Lỗ Vương là Bá được quý sủng ngang hàng với Thái tử Hòa, Đàm dâng sớ nói: "Thần nghe nói bậc có nước có nhà phải làm rõ dòng nhánh trưởng thứ, phân biệt lễ nghi trên dưới, khiến có cao thấp có khác, bậc thềm xa cách, như thế thì mới cắt dứt được nỗi lo cốt nhục nhờ ân, dòm ngó. Ngày xưa Giả Nghị bày kế trị an, luận thế của chư hầu, cho rằng thế mạnh thì dẫu thân cận nhưng tất có ý phản nghịch; thế mỏng thì dẫu xa cách nhưng tất giữ được lộc trọn vẹn. Cho nên Hoài Nam Vương là em trong họ, không hưởng lộc trọn đời, mất là do ở thế mạnh vậy; Ngô Nhuế là bầy tôi xa cách, chuyển ban phong ở nước Trường Sa, được là vì thế mỏng vậy. Ngày xưa Hán Văn Đế sai Thận phu nhân và Hoàng hậu ngồi cùng chiếu, Viên Áng rút chỗ ngồi của phu nhân, Đế có ý giận, đến lúc Áng kể lễ nghi trên và dưới, nêu giới hạn của người và heo, lúc ấy Đế mới vui lòng, phu nhân cũng hiểu ra. Nay điều mà thần nói là không có gì thiên lệch, chỉ là muốn giữ yên ngôi vị Thái tử mà phân biệt vị thứ của Lỗ Vương vậy". Do đó Bá có hiềm khích với Đàm. Bấy giờ con rể của Trưởng công chúa là con của Vệ tướng quân Toàn Tông là Kí làm tân khách của Bá. Kí vốn là kẻ hùa theo điều xấu, Đàm không tin dùng. Lúc đầu, em Đàm là Thặng cùng với Trương Hưu đánh miền bắc đến thành Thọ Xuân, bấy giờ Toàn Tông làm Đại đô đốc, đánh với tướng Ngụy là Vương Lăng ở Thược Bi, quân không lợi, quân Ngụy thừa thắng đánh hãm quân của Ngũ doanh tướng Tần Nghê; Hưu, Thặng gánh đánh chống, bèn chặn được quân Ngụy. Lúc ấy các con của Tông là Tự, Đoan cũng làm tướng, nhân lúc địch đã bị chặn, bèn đến đánh chúng, quân của Lăng rút lui. Lúc luận công ban thưởng, cho rằng ngăn địch là công lớn, đánh lui địch là công nhỏ, do đó Hưu, Thặng đều được bái làm Tạp hiệu tướng quân, Tự, Đoan được bái làm Thiên tướng, Bì tướng mà thôi. Cha con Kí thêm hận, cùng vu vạ Đàm.

Ngô lục chép: Cha con Toàn Tông thường nói ở trận Thược Bi thì Điển quân Trần Tuân giả tăng công của Trương Hưu, Cố Thặng, lại cho là Hưu, Thặng thông tình với Tuân. Hưu bị kể tội giam ngục, Quyền vì Đàm là người cũ, trầm ngâm không quyết, muốn sai Đàm tạ lỗi rồi tha cho. Lúc mở hội lớn, đem việc hỏi Đàm, Đàm không tạ lỗi, lại nói: "Bệ hạ để lời gièm nổi lên sao"! Giang Biểu truyện chép: Quan coi việc tấu là Đàm xằng bậy không cung kính, xét đáng tội nặng. Quyền vì Ung mà không xử tội ấy, chỉ đều bắt đi đày.

Đàm bị đày đi Giao Châu, lặng lẽ mà phát giận, soạn sách Tân ngôn có hai mươi chương. Trong chương Tri nạn có lẽ là tự thương xót mình vậy. Bị đày xa hai năm, vào lúc bốn mươi hai tuổi chết ở quận Giao Chỉ. Thặng tự Tử Trực, giữa năm Gia Hòa cùng với cậu là Lục Mạo vì có lễ mà được gọi. Quyền gửi thư cho Thừa tướng Ung rằng: "Cháu quý là Tử Trực, danh tiếng hay đẹp, đến khi gặp nhau mới biết hơn cả điều mà ta nghe nói. Vì khanh mà khen". Bái làm Kị đô uý, lĩnh quân Vũ lâm. Sau làm Ngô Quận Tây bộ đô úy, cùng với bọn Gia Cát Khác bình người Sơn Việt, thu riêng được tám nghìn quân khỏe, về đóng quân ở Chương Khanh, bái Chiêu nghĩa trung lang tướng, vào làm Thị trung. Sau trận Thược Bi, bái Phấn uy tướng quân, ra làm Kinh Hạ Đốc. Được mấy năm, cùng với anh là Đàm, bọn Trương Hưu bị đày đi Giao Châu, chết vào năm ba mươi bảy tuổi.

Chú thích:
(1) Sái Bá Giai: chỉ Sái Ung tự Bá Giai, người quận Trần Lưu cuối thời Đông Hán, thông hiểu kinh truyện, thiên văn, âm luật, giỏi làm thơ phú, từng hạch tội hoạn quan mà bị đày lên miền Sóc Phương. Sau đó Đổng Trác nắm chính sự, ép về làm quan, Trác chết, bèn bị Đổng Doãn ép chết ở trong ngục.
(2) Quý Vũ Tử chết thì Tăng Điểm đến cửa nhà người ấy mà hát; Tử Triết gây nạn thì Tử Sản tự suy xét luận nghị.: Quý Vũ Tử là đại thần của nước Lỗ, chuyên quyền vun vén riêng khiến cho nước Lỗ suy yếu, sau khi chết thì kẻ sĩ trong nước là Tăng Điểm vui mừng, đến trước cửa nhà Quý Vũ Tử mà hát.
(3) Thần tọa: tấm bài vị khắc họ tên người đã mất để thờ cúng thời xưa.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.