Header Ads

Bộc Dương Hưng Truyện


Bộc Dương Hưng tự Tử Viễn, người quận Trần Lưu. Cha là Dật, cuối thời Hán tránh loạn đến miền Giang Đông, làm đến Trường Sa Thái thú.

Việc của Dật thấy trong 《Lục Mạo truyện》.

Hưng thuở nhỏ có tiếng tăm, thời Tôn Quyền làm Thượng Ngu Lệnh, dần dần chuyển đến chức Thượng thư Tả tào, giữ chức Ngũ quan Trung lang tướng đi sứ đến nước Thục, chuyển làm Cối Kê Thái thú. Bấy giờ Lang Nha Vương là Hưu trú ở Cối Kê, Hưng thân thiện cùng liên kết. Lúc Hưu lên ngôi, gọi Hưng về làm Thái thường Vệ tướng quân, trông coi các việc quân trong nước, phong Ngoại Hoàng Hầu.

Năm Vĩnh An thứ ba, Đô úy Nghiêm Mật lập ruộng bên hồ ở quận Đan Dương, mở ruộng bên sông, hạ chiếu trăm quan bàn luận, đều cho là tốn nhiều công mà ruộng lại khó thành, chỉ có Hưng cho là làm được. Bèn hội các quân dân đến làm, các đồ tổn phí không thể kể hết, quân sĩ bị chết, có kẻ bị giặc giết, trăm họ oán giận việc này.

Hưng chuyển làm Thặng tướng. Cùng với sủng thần là Tả tướng quân Trương Bố bao che cho nhau, người trong nước thất vọng.

Tháng bảy năm thứ bảy, Hưu hoăng. Tả Điển quân Vạn Úc vốn thân thiện với Ô Trình Hầu là Tôn Hạo, bèn khuyên Hưng, Bố, do đó Hưng, Bố phế con cả của Hưu mà lập Hạo. Hạo đã lên ngôi, bái thêm Hưng làm Thị lang, lĩnh chức Thanh Châu Mục. Chốc lát Úc gièm Hưng, Bố hối tiếc việc trước. Đầu tháng mười một vào chầu, Hạo nhân đó bắt giam Hưng, Bố, đày đi Quảng Châu, trên đường đuổi theo giết chết, diệt cả ba họ.

Bình rằng: Gia Cát Khác tài năng mưu lược, được người trong nước khen ngợi, nhưng kiêu căng lại hẹp hòi, Chu Công cũng chẳng khinh địch, huống chi là Khác? Kiêu căng thì lấn lướt người khác, có thể không thua sao? Nếu nghe theo lời thư mà Lục Tốn và em là Dung khuyên răn thì chẳng đến nỗi hối tiếc, còn lo gì tai vạ nữa đây? Đằng Dận tu sửa khí tiết của kẻ sĩ, làm theo phép tắc, do đó thời Tôn Tuấn vẫn giữ được tôn quý, nhưng đấy là cái lí tất bị nguy hại vậy. Tuấn, Sâm ngang ngược ác nghịch, vốn không đáng bàn luận. Bộc Dương Hưng đem thân nắm chức Tể tướng, không nghĩ giúp nước, chỉ kết hợp với Trương Bố, nghe lời của Vạn Úc, dẫn đến bị di diệt là phải thôi.

Chú thích: 
(1) Lam Điền sinh ngọc: Lam Điền là tên đất ở thuộc nước Tần thời xưa, nổi tiếng sản sinh ra ngọc đẹp. Ý nói cha hiền thì sinh con hiền.
(2) 'Chi lư': Khác viết thêm hai chữ này thành câu "Gia Cát Tử Du chi lư", nghĩa là "con lừa của Gia Cát Tử Du".
(3) Chú: ý nói chú ruột của Khác là Gia Cát Lượng tự Khổng Minh, bấy giờ làm Thặng tướng của nước Thục.
(4) Sư Thượng Phủ: là danh hiệu của Lữ Thượng hay Khương Tử Nha.
(5) Những thứ ấy xuất ra cùng chỗ: ý nói phân ngựa và trứng gà cùng được xuất ra từ hậu môn cả.
(6) Phụ Ngô Tướng quân: tức Trương Chiêu tự Tử Bố, bấy giờ được Tôn Quyền bái làm Phụ Ngô Tướng quân.
(7) Kinh 《Thi》 khen công vỗ về, kinh 《Dịch》 ngợi công chém đầu: kinh 《Thi》 có câu viết: "Bắt được giặc xấu, vỗ về mà thả về". Kinh 《Dịch》 có câu viết: "Vua đi đánh dẹp, chém đầu vua nước Hữu Gia, lại bắt được kẻ xấu, không có lỗi". Ý nói khen ngợi công lao đánh dẹp.
(8) Phương, Thiệu của nhà Chu, Vệ, Hoắc của nhà Hán: Phương tức Phương Thúc (方叔), Thiệu tức Thiệu Hổ (召穆公), là hiền thần thời vua Tuyên Vương của nhà Chu, đánh dẹp rợ Hiểm Duẫn ở phía bắc và rợ Man Kinh ở phía nam. Vệ tức Vệ Thanh, Hoắc tức Hoắc Khứ Bệnh, là danh tướng thời vua Vũ Đế của nhà Hán, đánh dẹp rợ Hung Nô ở phía bắc.
(9) 'Tứ mẫu': kinh 《Thi》 có bài hát 《Tứ mẫu》 nói về nỗi lòng nhớ về quê nhà của một viên quan đi vỗ về phương xa. 《Tả truyện》 có chép: "《Tứ mẫu》là bài hát mà vua hát để an ủi sứ giả vậy". Ý nói an ủi người đi xa về.
(10) 'Ẩm chí': 'Ẩm chí' là đem rượu ra uống. 《Tả truyện》 có chép: "Đi đánh trận thì cáo tế ở tông miếu. Lúc quay về thì đem rượu uống rồi ban tước, thưởng công, đấy là lễ vậy". Ý nói lễ mừng thắng trận.
(11) Sư thiên lệnh, Do thô lậu: Sư tức Tử Trương, Do tức Tử Lộ là học trò giỏi của Khổng Tử, nhưng vẫn có chỗ kém, Khổng Tử xét rằng: "Sư thiên lệnh, Do thô lậu".
(12) Hứa Tử Tương: tức Hứa Thiệu tự Tử Tương, người quận Hà Nam thời Đông Hán, từng bình luận Tào Tháo rằng: "Ông là gian thần thời bình, anh hùng thời loạn".
(13) Trương, Trần bị nạn đao máu, Tiêu, Chu không trọn tiếng tốt: Trương, Trần là Trương Lương và Trần Bình, Tiêu, Chu là Tiêu Hà và Chu Bột. Theo sử sách, Lương, Trần đều trọn vẹn không chết vì binh đao, Tiêu, Chu cũng trọn vẹn cả, lời văn này khá lạ và khó hiểu.
(14) Đại Hành Hoàng Đế: chỉ Tôn Quyền.
(15) Yên, Cái kết mưu, có sự biến của Thượng Quan: Yên chỉ Yên Vương Lưu Đán (燕王刘旦), Cái chỉ Trưởng công chúa Ngạc Ấp (鄂邑长公主), Thượng Quan chỉ Thượng Quan Kiệt (上官桀). Sau khi Hán Vũ Đế chết, truyền ngôi cho con nhỏ mới sáu tuổi là Hán Chiêu Đế, nhưng Yên Vương là Lưu Đán cùng Trưởng công chúa Ngạc Ấp, Tả tướng quân Thượng Quan Kiệt mưu phản, mưu lộ, bọn Thượng Quan Kiệt bị bắt giết, Yên Vương và Trưởng công chúa cũng tự sát.
(16) Bá Li đánh rợ Nhung vẫn phải làm trái lễ: Bá Li là con cả của Chu Công Cơ Đán, là vua mở nước Lỗ, vào lúc tang Văn Vương, Bá Li vẫn làm trái lễ để tang thì không được đánh trận, nhưng Bá Li đánh dẹp rợ Nhung ở miền Từ Châu, giữ gìn nước Lỗ.
(17) Ngũ Tử Tư: tức Ngũ Viên tự Tử Tư, người nước Sở, trốn sang nước Ngô giúp vua Ngô là Phù Sai, khuyên đánh diệt nước Việt nhưng Phù Sai không nghe, cuối cùng nước Việt diệt nước Ngô.
(18) Đất Quan Tây: tức vùng đất phía tây cửa Hàm Cốc (函谷关), phía đông cửa Hàm Cốc là đất Quan Đông vậy.
(19) Tiêu, Hoắc: chỉ đại thần của nhà Hán là Tiêu Hà và Hoắc Quang.
(20) Đất Tam Tần: cuối thời Tần, Hạng Vũ đem quân chư hầu diệt nhà Tần, phong cho Lưu Bang làm Hán Vương, Chương Hàm làm Ung Vương, Tư Mã Hân làm Tái Vương, đều ở trên đất Tần cũ, do đó gọi là Tam Tần.
(21) Kinh Hàm đem mưu tiến đánh để khuyên Công Tôn Thuật: đầu thời Đông Hán, Công Tôn Thuật chiếm giữ đất Thục xưng Đế, bái Kinh Hàm làm Kị Đô úy, thấy Quang Vũ Đế là Lưu Tú dẹp yên miền đông, khuyên Công Tôn Thuật đem quân đánh trước nhưng Thuật không nghe. Cuối cùng bị Lưu Tú diệt.
(22) Quý Văn Tử: là đại thần của nước Lỗ thời Xuân thu, giúp ba đời vua là Tuyên Công, Thành Công, Tương Công của nước Lỗ, tự mình xét việc, chăm chỉ tiết kiệm.
(23) Phu Tử: danh hiệu tôn kính của Khổng Khâu tự Trọng Ni, thường gọi là Khổng Tử.
(24) Lữ Hầu Quốc: chỉ Lữ Đại tự Hầu Quốc.
(25) Huống Trường Ninh: người nước Thục thời Tam quốc, không rõ hành trạng.
(26) Quách Tu: con gọi là Quách Tuần (郭循) tự Hiếu Tiên, người quận Tây Bình, làm Trung lang tướng của nhà Ngụy. Năm Diên Hi thứ mười ba (năm 250 Công nguyên), tướng Thục là Khương Duy đem quân ra Lũng Hữu, đánh cướp quận Tây Bình, bắt được Tu đem về. Tháng giêng năm Diên Hi thứ mười sáu, Tu cầm đao đâm chết Phí Vĩ trong hội yến.
(27) Y, Chu: tức Y Doãn của nhà Ân và Chu Công của nhà Chu.
(28) Loan Bố liều mình liệm thây của Bành Việt: cuối thời Tần và đầu thời Hán, Loan Bố và Bành Việt thân thiện với nhau. Bành Việt bị Hán Cao Tổ nghi ngờ làm phản mà bị giết, treo đầu ở thành Lạc Dương, lại hạ lệnh rằng: "Ai dám thu liệm thì bắt ngay". Loan Bố không theo lệnh cấm, đến dưới thành quỳ khóc cúng tế dưới đầu Việt. Hán Cao Tổ muốn giết nhưng rồi lại tha cho.
(29) Cố Tử Mặc, Cố Tử Trực: tức con của Thặng tướng Cố Ung của nước Ngô là Cố Đàm tự Tự Mặc và Cố Thặng tự Tử Trực.
(30) Tội của Cổn không gán cho Vũ: thời vua Thuấn có nạn nước lớn ngập tràn, vua Thuấn dùng Cổn ngăn nước, mười năm không xong, bèn giết Cổn mà dùng Vũ thay làm. Ý nói Khác bị giết thì Dận không bị tội lây.
(31) Đến nước: tức đến nước phong là quận Cối Kê.
(32) Phù Đồ: tức Phật Đà, phiên âm của từ 'Buddha' trong tiếng Phạn cổ, nghĩa là "đấng giác ngộ", "người thông thái"...
(33) U, Lệ: chỉ U Vương, Lệ Vương của nhà Chu, làm việc bạo ngược, dâm ác.
(34) Chu Tuyên Vương: tức Tuyên Vương của nhà Chu, là con của Lệ Vương. Lệ Vương bạo ngược vô đạo, dân chúng nổi dậy, phải chạy về phía đông ở nhờ trên đất của người Hoài Di miền sông Hoài rồi chết ở đấy, Tuyên Vương lên thay, sửa sang chính trị, đuổi rợ Hiểm Doãn, Nhung, Địch ở phía bắc, dẹp rợ Man Kinh, Hoài Di ở phía nam.
(35) Tắc, Tiết: Tắc, Tiết là hai đại thần của vua Nghiêu. Tiết là tổ của nhà Thương.
36) Hoắc Quang: tự Tử Mạnh, người quận Hà Đông thời Vũ Đế của nhà Hán, là em khác mẹ của danh tướng Hoắc Khứ Bệnh, vâng lệnh phụ chính Chiêu Đế, Chiêu Đế chết lại lập Tuyên Đế, nắm quyền cao trọng thời ấy.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.